Phương pháp học tập hiệu quả cho các môn xã hội

Những giờ văn tẻ nhạt, buồn ngủ hay giờ sử khô khan… với những bài văn dài lê thê khiến không ít các em ngao ngán. Vậy làm thế nào để có phương pháp học tập hiệu quả cho các môn học xã hội?

◊ Lập dàn ý những kiến thức bài học một cách sáng tạo

Các môn văn sử địa thường được trình bày thành những đoạn văn dài nên nhiều khi nhìn vào chúng ta sẽ cảm thấy ngại đọc, ngại học. Vì thế hãy lập dàn bài cho các môn xã hội bằng cách ghi chép sáng tạo.

Các em có thể ghi theo cách gạch đầu dòng, nắm ý chính để nhớ bài. Việc ghi ở lớp chỉ là một phần nhỏ nên nếu các em không đọc và học lại sau khi về nhà thì lượng kiến thức cũng sẽ không đọng lại trong đầu.

Những ý lớn, ý nhỏ được phân chia rõ ràng và ở phần chốt kết luận chúng ta có thể sử dụng mực khác để viết nhằm nhấn mạnh.

Đừng bao giờ viết một cách máy móc, rườm rà và khó hiểu vì nó sẽ tạo cảm giác lười học cho chúng ta ngay khi vừa mở sách ra.

◊ Vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp ghi nhớ và mã hóa hoàn hảo nhất mà các em không thể bỏ qua khi học bất cứ môn nào.

Ở “Thiếu niên siêu đẳng” các em được tiếp xúc với môn “vẽ bậy” – sơ đồ tư duy. Việc các em ghi lại kiến thức mình học bằng sơ đồ với những hình ảnh và màu sắc khác nhau mang lại hiệu quả rất lớn.

Dựa trên nghiên cứu về sự phát triển của não bộ thì khi các em kết hợp cả não trái và não phải thì chắc chắn kết quả thu nhập kiến thức sâu hơn.

Các em hoàn toàn có thể dùng hình ảnh để ghi nhớ những bài văn, bài thơ dài một cách đơn giản nhất. Ví dụ như bắt tay vào việc dùng hình ảnh để ghi nhớ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du xem sao nhé!

Với môn lịch sử thì ngoài việc mã hóa những con số sự kiện thành các bài văn, thơ thú vị, dễ nhớ như đã được học ở Thiếu niên siêu đẳng thì hoàn toàn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để miêu tả quá trình, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của những trận đấu lịch sử.

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ tư duy

 

Áp dụng sơ đồ tư duy với nhiều màu sắc hình ảnh để ghi nhớ tốt hơn (Ảnh minh họa)

Môn địa lý thì cách ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy khá đơn giản, các em hoàn toàn có thể sử dụng khả năng ngôn từ và hình ảnh của mình một cách tuyệt vời nhất.

Việc đơn giản hóa lại toàn bộ kiến thức mà các em cho là khó hiểu, là quá dài như vậy sẽ giúp các em thấy thoải mái, hấp dẫn hơn khi học bài.

Tất cả những môn học đều có phương pháp học tập. Vì thế, hãy lựa chọn ngay cho mình phương pháp học tập hiệu quả nhất nhé!