Các bậc cha mẹ phải hiểu rằng dù hiện tại con còn non nớt, nhưng tương lai sẽ trở thành một cá thể độc lập trong xã hội. Cha mẹ cần quan tâm để giúp trẻ khắc phục tâm lý quá ỷ lại vào người khác, để trẻ thử hòa nhập vào thế giới và ích cực ủng hộ trẻ học tập những điều trẻ chưa biết.
⇒ Có nên cho con tham gia học kỳ quân đội
⇒ Hóa ra phép màu giúp cuộc đời con người thay đổi có thật
Nguyên nhân khiến trẻ ỷ lại
Sự bảo vệ quá mức của cha mẹ làm trẻ mất tự tin khi làm mọi việc. Lâu dần, hình thành tâm lý trẻ ỷ lại mạnh mẽ, cho rằng mình không thể làm được gì và không có khả năng gì.
Những ông bố bà mẹ thông minh sẽ không quan tâm đến tất cả mọi việc của con. Dù như vậy có vẻ lạnh nhạt, thậm chí hơi vô tâm, nhưng điều đó rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Vì lo lắng khi để trẻ làm những việc chưa từng làm nên không ít ông bố, bà mẹ sẽ nói trước với trẻ tất cả lộ trình và khả năng diễn biến. Điều này sẽ làm sự trải nghiệm mất đi ý nghĩa vốn có của nó khiến trẻ ỷ lại vào bố mẹ. Hãy để trẻ tự khám phá và lý giải.
Cách giải quyết
1. Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ nhưng không hoàn toàn chi phối, kiểm soát trẻ
Cha mẹ chỉ nên quan tâm, yêu thương trẻ vừa đủ và đáp ứng một cách thích hợp những nhu cầu cần thiết của trẻ, không nên đồng tình và đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách vô nguyên tắc.
Thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh ngày nay “chiều chuộng” con quá mức khiến chúng tự hình thành tâm lý dựa dẫm vào bố mẹ vì đòi gì đều được. Khi ra ngoài, trẻ ỷ lại vào bố mẹ thành thói quen, khi không được đáp ứng sẽ rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, tính xấu, gây hậu quả nghiêm trọng
2. Khích lệ trẻ tự lựa chọn hoạt động, coi trọng những yêu cầu chính đáng, hợp lý.
Cha mẹ phải cho trẻ một không gian tự do nhất định, hãy để trẻ tự quyết, đừng khiến con trẻ ỷ lại, phụ thuộc quá nhiều vào mình.
Với những yêu cầu không chính đáng, không hợp lý, cha mẹ cần có những phản ứng kịp thời, cần thiết, không được lập lờ hoặc từ chối thô bạo, càng không nên đồng ý vô nguyên tắc, càng không nên đồng ý vô nguyên tắc.
3. Tạo điều kiện giúp trẻ làm những việc nằm trong khả năng, bồi dưỡng thói quen lao động ở trẻ
Thực hiện từ những việc nhỏ, tham gia làm việc nhà, bồi dưỡng kỹ năng tự chăm sóc bản thân là những hành động giúp trẻ trở nên độc lập. Đừng làm hết mọi việc giúp trẻ, trẻ sẽ ỷ lại và khi lớn lên chúng sẽ không chịu động tay chân vào bất cứ việc gì
4. Dùng những phương pháp nhất định để thay đổi tâm lý ỷ lại đã hình thành trong trẻ
Cha mẹ phát hiện ra trẻ có tính ỷ lại cần kịp thời uốn nắn. Cha mẹ phải hiểu được nguyên nhân hình thành tâm lý này, lấy đó làm nền tảng sử dụng một vài cách nhất định để giúp trẻ khắc phục.
Bạn cũng có thể cho con tham gia vào các chương trình ngoại khóa, dã ngoại, các khóa học tư duy cho trẻ để tăng khả năng giao tiếp, va chạm, giúp trẻ có thêm các kỹ năng cần thiết, thoát khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ