Làm thế nào để trẻ biết cách áp dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người biết quản lý cảm xúc, thấu hiểu người khác và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp thường đạt được nhiều thành tựu hơn. Đó chính là sức mạnh của trí tuệ cảm xúc (EQ) – một yếu tố quan trọng giúp trẻ em không chỉ phát triển về mặt học thuật mà còn vững vàng trong cuộc sống.

Có thể là hình ảnh về 7 người, đang trình diễn võ thuật và văn bản

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EQ) là khả năng nhận biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân (hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi,…), đồng thời thấu hiểu và ứng xử phù hợp với cảm xúc của người khác. Nó giúp trẻ kiểm soát tâm trạng, giữ được bình tĩnh trước áp lực, đồng cảm với bạn bè và giao tiếp hiệu quả trong mọi tình huống.

Trí tuệ cảm xúc cao mang đến nhiều lợi ích cho trẻ

Trí tuệ cảm xúc không chỉ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. 

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang học, đồ chơi trẻ em và văn bản

Trí tuệ cảm xúc (EQ) giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, không dễ bị kích động hay tức giận vô cớ. Thay vào đó, trẻ biết cách điều chỉnh phản ứng, tìm ra cách xử lý vấn đề một cách thông minh và bình tĩnh hơn.

EQ cũng giúp trẻ vượt qua áp lực trong học tập và cuộc sống. Thay vì căng thẳng và sợ hãi, trẻ có EQ cao luôn biết cách lên kế hoạch học tập hiệu quả, đạt nhiều thành tích vượt trội.

Ngoài ra, trẻ có thể giải quyết xung đột một cách hòa bình, tránh các hành vi bốc đồng. Quan trọng nhất, EQ giúp trẻ tự tin, linh hoạt và thích ứng với thay đổi, tạo nền tảng vững chắc cho thành công tương lai.

Cách để trẻ rèn luyện và áp dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống? 

Để giúp trẻ không chỉ hiểu mà còn áp dụng EQ vào cuộc sống, cha mẹ và người lớn cần đóng vai trò dẫn dắt, tạo môi trường rèn luyện và khuyến khích con phát triển cảm xúc một cách lành mạnh.

Cha mẹ làm gương – Thể hiện EQ trong cách ứng xử hàng ngày

Trẻ học bằng cách quan sát. Nếu cha mẹ biết giữ bình tĩnh trước căng thẳng, thể hiện sự đồng cảm với người khác và giao tiếp lịch sự, trẻ cũng sẽ học theo những điều đó. 

Ví dụ, khi gặp vấn đề trong công việc, thay vì bực bội hay cáu gắt, cha mẹ có thể chia sẻ với con:“Hôm nay công việc của bố/mẹ hơi căng thẳng, nhưng bố/mẹ sẽ dành thời gian nghỉ ngơi một chút và suy nghĩ tích cực hơn.” Những hành động nhỏ này sẽ giúp trẻ hiểu rằng cảm xúc tiêu cực là điều bình thường, quan trọng là cách ta xử lý chúng.

Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc – Dạy trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc

Trẻ không biết cách diễn đạt cảm xúc thường dẫn đến hành vi bùng nổ hoặc thu mình lại. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách hỏi những câu như: “Con đang cảm thấy thế nào?”; “Con có thể mô tả cảm xúc của mình không?”

Khi trẻ quen với việc nhận diện cảm xúc như “Con đang thấy buồn vì bạn không chơi cùng con”, “Con vui vì được điểm cao”. Khi trẻ hiểu cảm xúc của mình, chúng sẽ biết cách đối diện và xử lý thay vì bị cảm xúc điều khiển.

Có thể là hình ảnh về 3 người, trẻ em, đồ chơi trẻ em và văn bản

Hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc – Những phương pháp giúp trẻ bình tĩnh

Trẻ con dễ bị cuốn vào cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ, thất vọng hay lo lắng. Nhưng thay vì để cảm xúc dẫn dắt, trẻ có thể học cách kiểm soát chúng bằng những kỹ thuật đơn giản: 

  • Hít thở sâu: Khi tức giận hoặc buồn bã, hãy hướng dẫn trẻ hít vào thật chậm, giữ hơi thở vài giây rồi thở ra nhẹ nhàng. Điều này giúp trẻ bình tĩnh và suy nghĩ sáng suốt hơn.
  • Đếm số: Khi trẻ cảm thấy sắp mất bình tĩnh, cha mẹ có thể dạy trẻ đếm từ 1 đến 10 trước khi phản ứng, giúp giảm bớt sự bốc đồng.
  • Chuyển hướng suy nghĩ: Nếu trẻ đang tức giận hoặc lo lắng, hãy khuyến khích con làm một việc khác để lấy lại cân bằng, như vẽ tranh, nghe nhạc hoặc chơi một trò chơi nhẹ nhàng.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp – Lắng nghe và thể hiện ý kiến lịch sự

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Hãy dạy con biết cách lắng nghe khi người khác nói, biết đồng cảm, đặt mình vào vị trí người khác và thể hiện ý kiến một cách lịch sự. Khi muốn bày tỏ quan điểm, trẻ có thể nói: “Tớ nghĩ cách này cũng hay, nhưng chúng ta có thể thử cách khác không?” thay vì khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình một cách tiêu cực.

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang học, đồ chơi trẻ em và văn bản

Tạo môi trường thực hành – Hoạt động giúp trẻ phát triển EQ

EQ không thể rèn luyện nếu trẻ không có cơ hội thực hành. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc qua những hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý tình huống.

Đọc sách hoặc xem phim cùng con, sau đó đặt câu hỏi như: “Con nghĩ nhân vật này đang cảm thấy thế nào?”, “Nếu con là nhân vật đó, con sẽ làm gì?”.

Việc giúp trẻ áp dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống không chỉ là dạy con biết kiềm chế cơn giận hay bày tỏ cảm xúc, mà còn là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, trong đó cha mẹ là những người “chỉ đường” quan trọng nhất. 

Bên cạnh đó, nếu muốn con thực sự phát triển toàn diện, trẻ cần được học qua những trải nghiệm thực tế. Đó là lý do vì sao khóa học “Thái độ, kỹ năng sống cho trẻ” tại VietFuture chính là lựa chọn lý tưởng – nơi trẻ không chỉ hiểu về trí tuệ cảm xúc mà còn được thực hành trong môi trường năng động, giúp con tự tin và bản lĩnh hơn trên hành trình trưởng thành.