Tại sao trẻ vị thành niên hay nói dối?

Bạn có bao giờ phát hiện ra đứa trẻ mới lớn nhà mình nói dối chưa? Tất nhiên là có rồi! Trẻ mới lớn thường có xu hướng “né tội” bằng cách nói dối. Có điều chúng không nhận thức được rằng những lời nói dối dù nhỏ thôi nhưng có thể tạo thói quen và gây họa đấy!

Mà tại sao trẻ mới lớn lại hay nói dối? Là một người cha người mẹ, bạn có muốn con mình chấm dứt thói nói dối hay không? Bạn có sẵn lòng dạy con những thứ đàng hoàng hơn không? Nếu bạn hoàn toàn muốn vậy thì việc đọc bài viết này sẽ là một ý kiến không tồi chút nào đâu nhé! Ở bài viết này, chúng tôi bàn về những lý do khiến trẻ mới lớn hay nói dối và những giải pháp thật “tinh tế” giúp bạn sửa sai cho con mình.

Một số thông tin hay có liên quan: 

Những điều không phải cha mẹ nào cũng biết khi con yêu sớm

Nên phản ứng như thế nào khi con xem phim sex

Những lý do thường gặp khiến Teen nói dối

Dậy thì là một giai đoạn “nhạy cảm” khi mà một đứa trẻ mới lớn phải trải qua hàng loạt những thay đổi đáng kể về cả thể chất lẫn tâm lý. Qúa nhiều thay đổi như vậy thường làm cho những “tâm hồn bé nhỏ” không tránh khỏi việc cảm thấy rối bời. Chúng thường cố gắng tìm kiếm “danh tính” của mình và thử nghiệm với nhiều thứ mới lạ. Và một trong những thay đổi đáng kể chính là tần suất nói dối.

Không muốn gặp rắc rối

Khi lỡ bị dính vào những chuyện liên quan đến trái pháp luật như lạm dụng ma túy, hút chích hay nghiện rượu, con bạn dường như bị ép buộc phải nói dối để tự vệ. Hầu hết trẻ vị thành niên nói dối khi gặp rắc rối với pháp luật đều không muốn phải thừa nhận tội lỗi của mình trước gia đình. Và đó chính là lý do tại sao chúng giấu và “ém” luôn sự thật về cuộc đời của chúng.

Kết quả hình ảnh cho làm gì khi con nói dối

Để khẳng định bản thân

Một trong những lý do chính thúc ép trẻ mới lớn nói dối chính là để khẳng định sự “độc lập” của bản thân. Và chính điều đó, sự mong muốn được kết nối nhiều hơn với bạn bẻ đồng trang lứa  đã đẩy đứa trẻ của bạn tới chỗ nói dối dù chỉ là những điều rất nhỏ nhặt. Nó sẽ tự “làm quá” mọi thứ về bản thân và thể hiện như một người hoàn toàn khác trước mặt bạn bè.

Tách biệt khỏi cha mẹ

Đôi khi, teen nói dối để tách cuộc sống cá nhân ra khỏi cha mẹ. Chúng thường cảm thấy áp lực vì phải chịu những luật lệ và quy tắc trong gia đình. Và khi trong giai đoạn bắt đầu trưởng thành, chúng dần cảm thấy những luật lệ kia thật mệt mỏi và rồi chúng gắng “đào tẩu” khỏi những thứ cứng nhắc như vậy. Và rồi như thế, khao khát cho “hành trình” đến với tự do thôi thúc trẻ nói dối với bạn.

Để được quan tâm

Để có được sự toàn tâm toàn ý yêu thương của gia đình và bạn bè, một đứa trẻ mới lớn có xu hướng nói dối về những điều cực kỳ nhỏ nhặt. Lý do nó làm vậy duy chỉ để nhận được yêu thương từ người thân mà thôi.

Để tránh làm tổn thương người khác

Sẽ có lúc bạn thấy một đứa trẻ mới lớn nói dối chỉ để tránh làm tổn thương gia đình hay bạn bè của nó. Ví dụ, khi một đứa trẻ như vậy được mẹ hỏi, “ Cơm hôm nay ngon không con?” Đứa trẻ có thể “xạo” bằng việc trả lời rằng cơm rất ngon, cốt chỉ để không làm mẹ nó buồn thôi mà.

Để “né” rắc rối

Khi gặp những tình huống rắc rối trong cuộc sống, teen thường sẽ nói dối. Ví dụ như thế này, chúng lỡ tay làm vỡ lọ hoa mà bạn cực kỳ thích hay lỡ “lách luật” mà đáng nhẽ chúng phải tuân thủ trong nhà. Trong những “hoàn cảnh” như thế, “lối thoát” tốt nhất mà bọn trẻ mới lớn có thể nghĩ tới đó chính là nói dối. Thay vì đối mặt với hậu quả “ thảm khốc” có thể ập đến khi quá thành thật, chúng chọn cách nói dối dể tránh gặp rắc rối.

Ở độ tuổi vị thành niên, các con có rất nhiều những suy nghĩ, cảm xúc và những cung bậc tính cách mà người lớn, những người làm cha mẹ chúng ta nhiều khi không thể hiểu được. Vì vậy, thay vì vội nổi nóng nếu thấy con nói dối, hãy tìm hiểu và tâm sự với con.