Nguyên nhân sa sút kết quả học tập của tuổi teen

Bạn có muốn biết lý do khiến kết quả học tập của con mình giảm sút, thấp đến như vậy là tại sao không? Hãy thử tìm hiểu và khắc phục tình trạng này ngay nhé!

◊ Thiếu tập trung

Các em ở độ tuổi teen rất hay bị mất tập trung và xao nhãng việc học hành của mình. Nhiều em chỉ cần nhìn thấy một cái gì đó ở xung quang hoặc ai đó đi ngang qua cũng không tập trung. Tâm hồn lúc nào cũng ở trạng thái treo ngược cành cây.

Chính vì thế, cha mẹ hãy truyền tai cho con câu thần chú là “Hãy tập trung ngay vào việc học đi!” và nhắc đi nhắc lại nhiều lần để tập trung hơn. Còn nếu đang học mà cảm thấy không tập trung được thì hãy đi rửa mặt và hít một hơi thật dài để tỉnh táo lại.

Việc các em thiếu tập trung sẽ mất rất nhiều thời gian học bài và cảm giác chán nản “làm mãi không xong”.

Tập trung cao độ giải quyết bài tập nhanh chóng!

>>Bổ ích: Các phương pháp học hiệu quả cần biết

◊ “Bài hôm nay cứ để ngày mai”

“Chơi nốt hôm nay ngày mai sẽ học” câu nói đó đã khiến cho nhiều em phải khóc dở chết dở với đống bài tập chất đống. Đương nhiên kết quả của việc nước đến chân mới nhảy và để dành bài tập sẽ vô cùng nghiêm trọng như bị điểm kém, cô giáo phạt, quên kiến thức phải mất nhiều thời gian ôn lại hơn mà không nhớ lâu chỉ có tính tạm thời khi thi….

Học tập luôn cần có mục tiêu, kế hoạch nên chúng ta hãy đề ra và thực hiện điều đó một cách nghiêm túc nhất. Hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình bằng cách giải quyết hết bài tập của ngày hôm đó rồi hãy làm việc mình thích.

b

Hãy lên kế hoạch học tập và đừng để “bài hôm nay ngày mai làm” (Ảnh minh họa)

Khi đó chúng ta sẽ được chơi với một tinh thần thoải mái, vui vẻ không còn rơi vào tình trạng vừa chơi vừa lo lắng về đống bài tập đang chờ mình ở nhà…

Vì thế, cha mẹ cần phải rèn luyện cho con tinh thần tự giác học tập. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để con học tập tốt hơn. Cho nên, trong các kỹ năng sống mà các em được học ở THIẾU NIÊN SIÊU ĐẲNG thì vấn đề học tập Tự giác rất được chú trọng.

Muốn các em Tự giác thì các chuyên gia đào tạo phải giúp các em thấy được ý nghĩa thực sự của việc học là gì? Học để làm gì. Vì thế, khi dạy con ngoài việc bắt con học hãy nói cho con biết lý do vì sao con cần phải học và nó có ảnh hưởng đến thực tế ngay trước mắt như thế nào chứ không phải một cái gì đó xa xôi.

◊ Áp lực từ cha mẹ

Nhiều em vì không thích học các môn xã hội nên rất chểnh mảng và kết quả bị ảnh hưởng chỉ vì môn Văn được điểm kém, hay sử… Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ khác thì cha mẹ phải động viên con vì không ai có thể giỏi tất cả mọi thứ đó, hãy biết khơi dạy và phát huy những tài năng của con.

Đối với những môn mang tính chất học thuộc, lý thuyết nhiều như môn xã hội thì cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp học thuộc nhanh, cách ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy… để giúp con có thể nắm được những kiến thức căn bản, chứ không nên đòi hỏi tất cả các môn phải giỏi.

kkk

Áp lực căng thẳng từ chính cha mẹ khiến kết quả học sa sút (Ảnh minh họa)

Chính vì, nhiều em thích môn này ghét môn kia trong khi cha mẹ lại muốn kết quả xuất sắc toàn diện nên khiến các em áp lực, căng thẳng. Việc học tập cũng không phải vì thếmà tốt lên, thậm chí các em sẽ học chống đối.

Cả quá trình học tập rất dài nhưng cha mẹ luôn tạo cảm giác căng thẳng và bắt các em phải học môn mà mình muốn, không cho phép con học môn phụ như âm nhạc, múa, vẽ… trong khi nó lại sở trường, là đam mê của các em.

Tâm lý chán nản, không được sự quan tâm và thấu hiểu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình trạng học tập của các con.

Cha mẹ hãy cân nhắc và tìm hiểu thực chất nguyên nhân của việc con chán học, học tập kết quả thấp là do đâu trước khi mắng mỏ hay trách phạt con.