Đã làm cha làm mẹ thì ai cũng thương con và muốn con có được những điều tuyệt vời nhất . Chính vì thế nhiều cha mẹ bao bọc con quá kĩ như luôn ở bên theo sát con, làm cho con mọi thứ, khiến con sống một cách phụ thuộc như cây tầm gửi không tự mình phát triển được.
Khi con trẻ khóc bố mẹ đã bế lên, ôm vào trong vòng tay âu yếm nhưng điều quan trọng mà bố mẹ cần phải nghĩ đến là lắng nghe con trẻ, vì sao con khóc? Vuốt ve âu yếm mỗi khi con trẻ buồn, lo lắng, sợ hãi…. Chứ không hẳn chỉ cần bề con lên rồi dỗ dành trẻ là xong, hãy hỏi con để con nhớ lại nguyên nhân vì sao mình khóc, như vậy sẽ là một lần nhớ của trẻ khi gặp sự vật sự việc tương tự để mà có thể tránh nó
Nhưng biểu hiện của bố mẹ khi bao bọc con quá kĩ rất dễ để nhận thấy như: không cho trèo cây, chạy nhảy, trả lời nhu cầu của con trước khi con bộc lộ nó ra, ngăn cấm cho con qua nhà bạn bè chơi,…..
Lo lắng dường như là kẻ thù lớn nhất của các bậc bố mẹ,họ sẽ làm việc đôi lúc theo một cách thái quá để bảo vệ con trẻ trong mọi điều, vì vậy khi trẻ lớn lên thì khiến cho môi trường sống quá lạ lẩm và “hiểm nguy” cho trẻ, khả năng đương đầu với cuộc sống bị kém đi và khó khăn hơn khi mà lúc nào trẻ cũng sống trong sự bao bọc của ba mẹ
Làm cha mẹ hãy để trẻ được vui chơi một cách hồn nhiên thoải mái không bị gò ép, như vậy mới tốt cho sự phát triên của trẻ, dĩ nhiên là người lớn chúng ta cũng phải quan sát chúng phòng trường hợp có nhân tố bất ngờ xảy ra.
Các bậc cha mẹ hãy học cách che chở, bảo vệ con mình khỏi những nguy hiểm, khó khăn trong cuộc sống nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ bao bọc trẻ quá kỹ.