Bí quyết dạy con tự lập từ trong trứng nước cha mẹ đã biết chưa?

Bạn có muốn con mình suốt ngày ăn vạ, mè nheo và hay đổ lỗi cho người khác, lúc nào cũng ỷ lại người khác không? Hãy thử ngay một vài cách giải quyết thông minh sau nhé!

♣ Bí quyết dạy con tự lập từ trong trứng nước

Nhiều cha mẹ luôn cho rằng trẻ còn quá nhỏ để có thể hiểu thế nào là đúng sai nên việc gì trẻ làm không đúng có thể bỏ qua với ý nghĩ “trẻ con không biết gì”, bỏ qua cách cư xử đó của trẻ.

Nhưng đó chính là sai lầm khiến cho trẻ ngày càng phạm lỗi nhiều hơn và không nhận ra được bản chất của sự việc.

Kết quả hình ảnh cho cùng con làm vườn

Hãy giúp con có những bài học tự lập từ sớm

Theo giáo sư Gardner (Đại học Oxford, Anh) cho biết, các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi. Hầu hết từ trước 5 tuổi các bé đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu. Giáo sư Gardner còn nhấn mạnh: Việc giáo dục hành vi trước 5 tuổi là điều nên làm vì một số hành vi nền tảng trong tính cách bé sẽ được hình thành và tồn tại đến khi bé trưởng thành.

Sau đây, VietFuture sẽ đưa đến 3 tình huống thường gặp và cách xử lý để con ngoan ngoãn hơn:

⇒ Tình huống thuộc về hành vi nhận thức

Nếu là cha mẹ chắc chắn bạn đã gặp việc con đòi một món đồ gì đó và nếu bạn nói “không” con sẽ tiếp tục đòi và mè nheo.

Cách xử lý thông thường: Con vẫn tiếp tục đòi và bạn vẫn nói không với con cho đến khi trẻ khóc lóc, mếu máo và ăn vạ thì bạn phải gật đầu mua đồ cho con. Đó chính là sai lầm và bạn đang nuôi dưỡng sự nuông chiều con cái, những thói hư của các em.

Cách xử lý của Giáo sư Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, (Anh) khuyên các bậc cha mẹ:

Chúng ta, hãy nói không với con nhưng phải dứt khoát, nghiêm nghị và mang ngay món đồ đó đi chỗ khác. Hành vi dứt khoát như vậy sẽ khiến trẻ hiểu nhận thức được việc làm của mình là sai. Nhưng sau đó chắc chắn trẻ sẽ khóc lóc, mè nheo và đương nhiên bạn cần hướng con đến những hoạt động, món đồ chơi hấp dẫn khác để trẻ quên đi đòi hỏi của mình.

Hãy để bé tự nhận thức những việc làm của mình một cách tốt nhất. Trẻ hoàn toàn có thể phân biệt được đúng sai nên cha mẹ cần phải dạy dỗ, giáo dục con từ sớm.

>>Hãy tham khảo thêm để giáo dục con tốt hơn:

♦ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON TỰ TIN?

♦ BẬT MÍ BÍ QUYẾT TẬP TRUNG HỌC TẬP CHO TUỔI TEEN

⇒ Cách xử lý liên quan đến tính tự chủ và chịu trách nhiệm

Chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ muốn con mình là một người nhút nhát, thiếu tinh thần trách nhiệm trong mọi việc.

Nhưng khi bé bị vấp ngã do mải chạy nhảy không để ý và các em sẽ khóc ăn vạ, nằm im ở đó theo thói quen chờ bố mẹ đến đỡ dạy… Chính cách đó đã là một việc sai lầm trong việc dạy con. Bạn đang khiến con của mình ỷ lại, dựa dẫm và đổ lỗi cho người khác là “Tại cái bàn, cái ghế… làm con đau”.

Con cái bạn có hay làm bạn xấu hổ?

Bài học tự lập và chịu trách nhiệm cần dạy trẻ sớm

Cách xử lý phù hợp là chúng ta nên cho con cơ hội tự đứng dạy và sau đó xoa dịu cơn đau để trẻ nín khóc. Tiếp đó hãy nói cho trẻ bằng những câu chuyện thú vị về cái bàn cái ghế là vật vô tri nó không cử động được nên không làm con ngã được. Vì thế, khi chạy nhẩy đi lại cần phải quan sát,d để ý chứ chúng không thể tự va vào con được.

⇒ Xử lý trong giao tiếp như nào?

Nếu trong khi đang chơi với bạn con bạn nhém đồ vào mặt bạn, cắn bạn thì cách xử lý thông thường là bạn mắng con. Điều đó chỉ khiến con bạn khóc lóc, giận dỗi mà thôi.

Trước hết, hãy tác hai bạn ra và muốn biết lý do vì sao con làm thế. Sau đó hãy dùng thái độ nghiêm nghị của mình để yêu cầu con xin lỗi bạn.

Nếu như trẻ tiếp tục khóc thì tốt nhất cha mẹ cần đưa con ra một không gian riêng nào đó để trò chuyện và dạy dỗ con. Hãy dạy con cách chịu trách nhiệm với hành vi và việc làm của mình từ chính những câu chuyện thực tế như vậy.5 quy tắc ứng xử nếu không dạy con sẽ rất thiệt thòi

Dạy con cách chịu trách nhiệm với việc làm của mình

Những tình huống đơn giản như vậy nhưng nếu cha mẹ không trang bị tốt những kỹ năng để giáo dục con thì khó có thể dạy con được tốt hơn. Vì thế, tại khóa học Cha Mẹ Toàn Năng của VietFuture luôn chia sẻ với các bậc phụ huynh về kinh nghiệm dạy con từ chính những bài học thực tế của các chuyên gia tâm lý hàng đầu.

Việc giáo dục một đứa trẻ đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó là cha mẹ là nhân tố vô cùng quan trọng. Hãy thay đổi để trở thành những người bạn đồng hành tin cậy của con!