Môn văn trong tâm trí của nhiều em là một môn học “ru ngủ”, nhàm chán nhất. Môn văn có thực sự “đáng ghét” như vậy không? Hãy cùng với Viet Future biến những giờ học văn buồn ngủ này thành những giờ học thú vị nhờ vào những bước học Văn mới mẻ sau đây nhé!
Luyện đọc nhanh
Nhiều em khi được hỏi thì chia sẻ rằng các em ngại học Văn vì mất nhiều thời gian đọc văn bản. Vậy chúng ta cần phải giải quyết ngay vấn đề lười đọc này ở các em như thế nào?
Luyện đọc nhanh là phương pháp học tập tuyệt vời có thể giải quyết việc ngại đọc của các em học sinh hiện nay. Bởi cấu trúc văn bản sẽ là 20% từ khóa + 80% từ thừa ( tư diễn giải ý). Vì thế, khi sử dụng phương pháp luyện đọc nhanh để các em chọn tự khóa chính trong bài cần nắm.
Trong quá trình đọc nhanh có thể lấy bút màu gạch chân dưới từ khóa. Phương pháp đọc nhanh được thực hiện ở trong khóa học dành cho tuổi teen về kỹ năng, thái độ sống – “Thiếu niên siêu đẳng” của Tổ chức giáo dục Viet Future tổ chức, nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ chính các bạn học viên tham gia khóa học.
Vì thế, hãy áp dụng phương pháp này cho việc đọc văn bản của chúng ta nhanh và hiệu quả hơn nhé!
Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Thông thường khi ghi bài ở lớp các em sẽ được ghi chi tiết, cẩn thận trong vở. Tuy nhiên, với cách viết như vậy khi nhìn vào các em sẽ thấy rất ngại ôn bài và khó tiếp thu.
Vì thế, hãy biến tấu cách ghi nhớ kiến thức bằng những sơ đồ tư duy kết hợp với hình ảnh, màu sắc sinh động để tạo điểm nhấn, sự kích thích học tập cho các em
Ở “Thiếu niên siêu đẳng” các em còn được hướng dẫn cách học sơ đồ tư duy với không chỉ môn Văn mà còn có cả môn Anh, môn Sử… vô cùng thú vị.
Học theo đặc trưng của phân môn
Không giống như môn Toán là bài nào cũng có công thức. Văn học được phân môn ra làm 3 phần là Văn bản – Tiếng Việt – Tập làm văn.
Áp dụng những cách học khác nhau cho từng phân môn (Ảnh minh họa)
Đối với Văn bản thì chúng ta cần phải ĐỌC hiểu văn bản -> Gạch chân từ khóa -> Bình luận, giải mã.
Tiếng việt: nắm khái niệm -> Vận dụng vào giải bài tập
Tập làm văn: Đọc kỹ đề -> Tìm ý và lập dàn bài -> Vận dụng kỹ năng làm bài.
Rèn luyện thói quen kiểm tra lại bài
Mỗi khi làm bài xong cố gắng dành ra 5 phút để soát lại chính tả và xem bài trước khi nộp.
Rèn luyện thói quen kiểm tra bài (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, khi nhận được trả bài kiểm tra các em cần phải xem kỹ những nhận xét, lời phê của thầy cô để rút kinh nghiệm cho lần sau
Tham khảo các bài viết có điểm số cao ở trên lớp hoặc văn mẫu để có cách viết, so sánh tốt hơn.
Viet Future tin rằng khi nắm được các bước học Văn trên các em sẽ không cảm thấy chán ghét hay mệt mỏi với việc học môn Văn nữa nhé!