Giáo dục con cái là cả quá trình nỗ lực lâu dài của cha mẹ. Nếu cha mẹ không nắm được những nguyên tắc sau thì sẽ rất dễ phạm phải sai lầm trong việc giáo dục con cái.
VietFuture xin chia sẻ với quý phụ huynh một vài lời khuyên “vàng” trong việc giáo dục con được tốt hơn.
→ Kỳ vọng quá nhiều vào con
Các bậc cha mẹ luôn đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Thực tế con chúng ta có thể không thích, không phù hợp thậm chí không có đủ khả năng để làm những điều mà chúng ta muốn.
Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con khiến trẻ cảm thấy áp lực (Ảnh minh họa)
Vậy tại sao cha mẹ lại quá kỳ vọng vào con cái để tạo áp lực cho con? Việc đặt kỳ vọng quá lớn vượt xa khả năng của con sẽ khiến trẻ tự ti, mệt mỏi. Thay vào đó cha mẹ hãy hiểu những ưu điểm của con mình và phát triển nó theo đúng hướng.
Con cái sẽ phát triển và hoàn hảo hơn nếu cha mẹ đừng quá đặt kỳ vọng vào con cái, hãy làm vai trò của một người gợi mở, thúc đẩy và phát triển khả năng tiềm ẩn của con.
→ Đừng biến con phải giống “con nhà người ta”
Tại sao cha mẹ lại luôn muốn con mình phải như con nhà người ta. Mỗi người sinh ra đều có những cá tính, năng khiếu, điểm mạnh yếu khác nhau. Vậy mà nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn muốn con mình phải như con nhà người ta.
Hãy để con được là chính mình (Ảnh minh họa)
Trẻ sẽ như nào nếu suốt ngày bị cha mẹ của mình so sánh, ví von và muốn mình bắt chước một ai đó? Hãy thử đặt mình vào vị trí của con để cảm nhận sự khó chịu, sự mất tự ti đó khi mỗi lần bạn nói với con xem.
Không có một ai muốn sống cuộc đời của người khác nên cha mẹ đừng bao giờ bắt con cái phải gồng mình nên chạy theo một cái bóng nào đó.
→ Quan tâm đến cảm xúc và tâm trạng của trẻ
Chúng ta luôn áp đặt và chụp mũ cho trẻ trong mọi tình huống với câu nói kinh điển “trẻ con thì biết gì”. Nhưng thực tế, trẻ còn biết nhiều hơn chúng ta có những cảm xúc và tâm trạng như một người trưởng thành. Thậm chí ở độ tuổi ẩm ương sự nhạy cảm về cảm xúc, tâm lý còn tăng gấp hơn nhiều lần.
Quan tâm – thấu hiểu con cái là điều cha mẹ cần làm (Ảnh minh họa)
Vì thế mỗi lần nói chuyện với con hay quan sát tâm trạng, cảm xúc của con. Hoặc đôi khi cha mẹ cần phải biết những sự thay đổi đó để có thể chia sẻ, giúp con vượt qua vấn đề của bản thân.
Tôn trọng cảm xúc của con cái là điều mà rất ít các bậc cha mẹ hiện nay có thể làm được. Vì thế, cha mẹ cần phải thay đổi chính bản thân của mình trước khi muốn con cái của mình thay đổi.
Giáo dục con cái là cả một quá trình và luôn cần có sự đồng hành của cha mẹ. Chính vì thế, ở các khóa học Thiếu niên siêu đẳng ngoài việc chia sẻ, khơi gợi và giúp các em học viên thay đổi tích cực hơn thì cũng luôn cố gắng tác động một phần đến các bậc cha mẹ để các có thể thay đổi cùng các em hoàn thiện bản thân mỗi ngày tốt hơn.