Những “bí kíp” để khuyến khích tính trung thực ở trẻ thành niên

Khi con nói dối, các bậc làm cha mẹ thường hay nổi giận, quát mắng nếu phát hiện ra nhưng lại ít ai quan tâm làm sao để trẻ có thể thành thật, khuyến khích trẻ trung thực trong các vấn đề. Bởi vậy, trong bài viết này, Viet Future chia sẻ một vài cách hữu hiệu để khuyến khích con bạn trở nên trung thực và luôn nói sự thật trong cuộc sống.

⊗⊗⊗ Nếu con bạn đang giấu giếm một điều gì đó và nói dối thật tệ, hãy nói chuyện rõ ràng với con và khuyến khích con thành thật. Bằng việc tạo động lực từ bên trong cho con, bạn có thể khiến con thấy không cần phải nói dối nữa.

⊗⊗⊗ Giúp đỡ con trong những trường hợp có thể ép con vào con đường nói dối. Ví dụ, khi thấy con làm đổ sữa ra sàn, thay vì la mắng, bạn nên khéo léo xử lý tình huống. Bạn có thể nói, “ Sữa bị đổ rồi sao? Không sao đâu, mẹ con mình củng lau nhé”. Sự rộng lượng của bạn có thể khuyến khích con rất nhiều trong việc thành thật với bạn sau này.

con nói dối

Hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con, đừng cáu giận nếu biết con nói dối ( Ảnh minh họa)

⊗⊗⊗ Để giúp con có sự tự tin, cố gắng thúc đẩy đức tính tốt và khen con khi cần. Những thành công nhỏ cũng cần sự công nhận nhiều như những thành tựu lớn lao thôi.

⊗⊗⊗ Khi con bạn làm điều gì sai nhưng lại thú tội với bạn, hãy khen con vì đã trung thực như vậy. Hãy nói rằng, “ Mẹ rất vui vì con đã nói thật”. Điều này gửi đi thông điệp rằng bạn sẽ không bao giờ tức giận khi con thành thật về một lỗi sai của mình.

Nói dối là một phần của cuộc sống rồi! Bạn cũng không thể tránh được sự thật phũ phàng đó mà. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chấp thuận cho thói quen nói dối của con.

Với sự giúp đỡ của những “bí kíp” trên, ắt hẳn đứa trẻ mới lớn nhà bạn sẽ trở thành một con người trung thực, có thái độ sống tốt trong tương lai.

Ngày xưa con bạn có hay nói dối không? Bạn đã giải quyết chuyện đó như thế nào? Bạn đã dùng những phương pháp hữu hiệu gì để khiến con bạn thấy được tầm quan trọng của sự trung thực? Hãy thận trọng trong suy nghĩ và hành xử với con trong mọi tình huống để chắc chắn rằng con hiểu rằng mình sai chứ không phải gượng ép chấp nhận.