Ngày 03/05/2017 vừa qua, tại trường Archimedes Academy một hệ thống trường học liên cấp đã diễn ra hội thảo “Người truyền cảm hứng” do diễn giả Phạm Ngọc Anh – một Doanh nhân – Chuyên gia Đào tạo nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực. Là chủ tịch của nhiều công ty đào tạo tiêu biểu Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo Viet Future và Công ty Đào tạo ASK. Mọi người gọi tên anh với một cái tên thân mật Mr Why, với những trải nghiệm từ thực tế anh luôn có câu hỏi “Tại sao cần hành động” trong khi mọi người luôn đặt vấn đề “ Hành động như thế nào” lên trước. Chính vì vậy hôm nay anh có mặt tại trường Archimedes Academy là để chia sẻ truyền cảm hứng đến cho các thầy cô về phương pháp dạy học siêu tốc.
Đúng 17h30’ tại hội trường trường Archimedes Academy tất cả các thầy cô đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho buổi Hội thảo Đào tạo siêu tốc.
Ngay khi vừa mở đầu cho buổi Hội thảo Diễn giả Phạm Ngọc Anh đã đặt câu hỏi “Mục tiêu của giáo dục là gì?” Câu hỏi đặt ra nhận được rất nhiều ý kiến và thảo luận của các thầy cô.
Cô giáo Thu Hoài ( một cô giáo mầm non tại trường) có chia sẻ: “ Mỗi một cấp học có những mục tiêu giáo dục riêng, với giáo dục mầm non thì mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức cũng như ngôn ngữ trí tuệ giúp hình thành nhân cách để chuẩn bị cho trẻ những bước tiếp theo khi tiến bước vào bậc tiểu học.”
Thầy giáo H.Q chia sẻ: “ Tôi là một giáo viên dạy thể dục và mục tiêu trong giáo dục của tôi là giúp các em có một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.”
Doanh nhân – Chuyên gia Đào tạo diễn giả Phạm Ngọc Anh chia sẻ: “ Trong giáo dục có 2 mục tiêu lớn thứ nhất là trẻ cảm nhận được hạnh phúc và thứ hai là trẻ đóng góp những điều có ích cho con người, xã hội. Vậy làm thế nào để định nghĩa được đứa trẻ đó hạnh phúc? Và thế nào là đứa trẻ có ích?”
Cô giáo N.T.N chia sẻ: “Đối với cá nhân tôi thì tôi nghĩ hạnh phúc là một khoảnh khắc, một khoảnh khắc hạnh phúc của mỗi đứa trẻ là khác nhau, với những đứa trẻ chưa từng được điểm 10 và khi chúng đạt điểm 10 chúng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, hay một đứa trẻ rất hiếm khi và thậm chí không có quần áo mới để mặc chúng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi có một chiếc áo mới.”
Cô giáo M.T.H chia sẻ: “ Một đứa trẻ có ích là một đứa trẻ phát huy đúng năng lực cũng như đam mê trên đúng lĩnh vực mà mình yêu thích từ đó sáng tạo và cống hiến hết khả năng mình từ đó sẽ đóng góp và xây dựng cho xã hội phát triển.”
Diễn giả cũng chia sẻ trong giáo dục có 3 nội dung chính mà chúng ta cần phải làm đó là What ( Làm gì), Why( Tại sao), How ( làm như thế nào). Thường thì mọi người sẽ trả lời cho câu hỏi How trước tức là làm như thế nào? Tuy nhiên Diễn giả có chia sẻ để người thầy, người cô có thể truyền được cảm hứng đối với học sinh của mình thì cái cần làm đầu tiên, nội dung giảng dạy phải tập trung chủ yếu vào Why? Đúng vậy, người truyền cảm hứng tức thầy cô phải là người tìm ra được lý do tại sao mà học sinh cần phải học cái này.
Chuyên gia Đào tạo Phạm Ngọc Anh cũng đã nói đến vai trò của học sinh và thầy cô trong công tác giảng dạy. Như hiện tại phần lớn thầy cô là những người chủ động trong giờ học. Tuy nhiên quan niệm đó không còn được đúng nữa. Học sinh phải là người chủ động trong học tập và thầy cô chỉ có trách nhiệm dẫn dắt, gợi ý. Bối cảnh phòng học cũng là một phần đem lại nguồn cảm hứng cho các em học tập. Một phòng học theo nghĩa an toàn, tin cậy với không khí thoải mái sẽ giúp các em tích cực hơn cũng như tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Thầy cô phải là người tạo được cảm giác an toàn, cũng như chia sẻ, hay thậm chí đặt mình vào vị trí của học sinh để nói nên những băn khoăn hay nói đúng hơn là tâm sự thấu hiểu để các em tin cậy và chia sẻ nỗi lo lắng cũng như những thắc mắc của mình. Với mỗi thầy cô việc công bằng và khích lệ là rất quan trọng. Bởi mỗi đứa trẻ đều có những điểm khác biệt riêng của chúng không nên đánh đồng và đem ra so sánh chúng với nhau. Mỗi đứa trẻ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau thầy cô phải là người khai thác và tìm ra những điểm đó để giúp các em phát huy cũng như khắc phục. Phương pháp giảng dạy được Thầy Mr Why nhắc đến đó là “ Trò thay đổi khi thầy thay đổi” hay “ Không có trò dốt chỉ có người thầy chưa đủ tài năng”
Một người thầy tài năng không chỉ là người thầy có đầy đủ kiến thức mà phải là người thầy có kỹ năng trong việc giảng dạy, việc đó phụ thuộc vào các yếu tố như:
Làm cách nào cho trẻ nhớ và nhớ lâu? Để trẻ ghi nhớ được lâu hãy cho trẻ tham gia vào quá trình giảng dạy.
Phân tích khả năng ghi nhớ của trẻ: thầy cô hãy giành thời gian để tìm hiểu, phân tích khả năng ghi nhớ của trẻ để từ đó có phương pháp giảng dạy được tốt nhất.
Để giảng dạy tốt: người thầy – người truyền cảm hứng phải là người đưa ra những ví dụ, làm mẫu, hay đóng vai kể chuyện…
Nghệ thuật khen – chê: việc khen chê đúng thời điểm, đúng mức độ hay đúng việc là điều rất quan trọng để trẻ có thể phát huy và ghi nhớ.
Kỹ thuật gợi ý: những câu hỏi gợi ý sẽ giúp các em tìm hiểu và nhanh nhạy hơn trong học tập. bằng cách gợi ý thầy cô có thể đặt câu hỏi, hay nói Yes/No, hay dùng cách lựa chọn để giúp các em hứng thú hơn với việc học.
Nghệ thuật trình diễn: thầy cô phải là người giảng bài có sức hút cả về hình lệnh và âm lệnh để giúp các em cuốn hút hơn, và dễ dàng ghi nhớ hơn.
Kết thúc buổi Hội thảo Chuyên gia huấn luyện và Đào tạo Phạm Ngọc Anh đã nói “Không có người trò dốt chỉ có người thầy chưa có đủ tài năng”.
Để mùa hè của các em được ý nghĩa hơn với phương châm “chơi mà học, học mà chơi” Hãy đến với Trại Thiếu Niên Siêu Đẳng để thấy sự trưởng thành, sự lột xác của những chú gà trở thành đại bàng chỉ sau 4 ngày trại liên tiếp. Bạn sẽ thật ngạc nhiên khi các con trưởng thành thật sự sau khóa học này. Chi tiết xem tại Trại thiếu niên siêu đẳng