Người truyền cảm hứng – Thay đổi tạo nên sự khác biệt

Người truyền cảm hứng – Thay đổi tạo nên sự khác biệt

“Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”

Làm thế nào để trở thành một người thầy vĩ đại truyền cảm hứng cho học trò?

Để có thể không phải chỉ biết dạy mà để cho học trò mình thấy được khả năng bên trong mình, truyền cảm hứng để phát huy nó.

Để giúp các thầy cô có định hướng, diễn giả PHẠM NGỌC ANH – chủ tịch của tổ chức giáo dục VIETFUTURE – tổ chức tiên phong trong việc đào tạo thái độ sống, kỹ năng sống cho học sinh tuổi teen, đã có buổi chia sẻ về “Người truyền cảm hứng” – phương pháp đào tạo gia tốc cho các thầy cô tại Archimedes Academy – ngôi trường hoạt động theo mô hình chất lượng cao, tạo cho học sinh môi trường văn hóa toàn cầu với triết lý giáo dục lấy “học sinh” làm “trung tâm”, không ngừng học hỏi và thay đổi phương pháp giảng dạy để trao cho học sinh những hành trang kiến thức chất lượng tốt nhất.

nguoi-truyen-cam-hung

Chủ tịch tổ chức giáo dục Viet Future với những buổi chia sẻ trên truyền hình về giáo dục trẻ em

Qua buổi chia sẻ, Vietfuture muốn giúp các thầy cô định hình được mục tiêu của giáo dục mới và thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh để tạo cho các con cảm giác hưng phấn, tư duy tích cực khi học tập.

Suy nghĩ

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ sự khác biệt của từng đứa trẻ, mỗi đứa trẻ sinh ra đều là
điều tuyệt vời của tạo hóa. Chúng đều sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu
khác nhau. Bởi vậy, thầy cô không nên so sánh những đứa trẻ với nhau mà hãy
tôn trọng “sự khác biệt” của chúng.

Nội dung giảng dạy

Trong lĩnh vực giáo dục luôn luôn tồn tại 3 câu hỏi để giải quyết mọi vấn đề về nội
dung :”WHAT – cái gì? & WHY- tại sao? & HOW- thế nào?”. Từ trước đến
nay, chúng ta chỉ tập trung giải quyết 2 câu hỏi “ WHAT? & HOW? ” mà quên
mất đi điều cốt lõi tạo nên động lực cho những đứa trẻ đó là giải quyết câu hỏi
“TẠI SAO ?” trước mọi vấn đề. Chính vì vậy, hãy giải quyết câu hỏi “WHY?” cho
trẻ để chúng có thể nhìn nhận vấn đề theo cách tích cực nhất.

Vai trò của thầy cô

Mỗi người thầy cần phải ý thức được mình là những người định hướng sự phát triển của trẻ. Thầy cô nên gợi ý và dẫn dắt trẻ đi đúng hướng thay vì áp đặt trẻ theo một khuôn mẫu chung – điều này sẽ giết chết sự sáng tạo của trẻ. Hãy loại bỏ cách giáo dục “đổ đầy”, ngừng tư duy theo lối mòn “Thầy luôn luôn phải giỏi hơn trò” đồng thời không ngừng cổ vũ, khích lệ để trẻ sáng tạo, thể hiện năng lực tiềm ẩn bên trong thay vì áp đặt mọi thứ lên trẻ, tạo nên 1 rào cản kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Bối cảnh

Trước nay, hầu hết mọi người đều mặc định phương pháp giảng dạy là quan trọng nhất mà bỏ quên yếu tố bối cảnh, không gian phòng học. Điều này vô tình làm giảm hiệu quả giảng dạy và ảnh hưởng đến một phần tiếp thu của trẻ. Nếu phòng học luôn có ánh sáng vừa đủ, không gian mát mẻ, không khí luôn vui vẻ, năng động, trẻ sẽ có tinh thần học tập rất cao.

Kỹ năng diễn thuyết

Thông thường, xuyên suốt 1 buổi học, chúng ta đều giảng dạy những kiến thức cho học sinh bằng 1 tần số, cường độ, tốc độ giọng vừa phải khiến các em học sinh cảm thấy nhàm chán. Để có 1 buổi học hiệu quả hơn, cần thay đổi âm thanh, cường độ và tốc độ sao cho phù hợp với nội dung truyền tải sẽ khiến cho học sinh tập trung lắng nghe và lĩnh hội kiến thức hơn.

Người thầy giỏi còn là người thầy diễn thuyết tốt

Sự an toàn

Giữa thầy và trò luôn luôn tồn tại 1 khoảng cách khiến cho trẻ luôn cảm thấy khó có thể chia sẻ những vấn đề mà chúng luôn gặp phải xung quanh vấn đề về học. Hầu hết, mọi học sinh đều có suy nghĩ “Thầy cô luôn đúng”. Điều này không chỉ khiến trẻ e dè, không dám thể hiện ý kiến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự sáng tạo và khả năng tư duy phản biện của trẻ. Chính bởi vậy, chúng ta hãy khéo léo nắm bắt tâm lý trẻ tạo cho trẻ cảm giác an toàn để từ đó khoảng cách giữa thầy và trò sẽ được xóa bỏ.

Học hiệu quả

Để lĩnh hội hết những kiến thức được các thầy cô truyền tải xuyên suốt 1 buổi học là điều không phải là dễ dàng. Nếu chỉ giảng dạy lý thuyết “suông” cho trẻ, không cho trẻ có cơ hội tham gia những trải nghiệm thực tế từ thì những bài học đó dường như vô nghĩa. Thầy cô nên hiểu trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn đồng thời tạo được hưng phấn khi học tập, từ đó khiến trẻ yêu thích và say mê môn học hơn.

“Học không biết chán, Dạy không biết mỏi”. Qua buổi chia sẻ, VietFuture mong muốn, các thầy cô sẽ có những đáp án của riêng mình và sẽ còn nỗ lực hơn nữa để tạo cảm hứng cho người học, đem đến người học những hành trang tri thức tốt nhất để giúp họ bước vào đời đầy tự tin và bản lĩnh.