LÀM SAO ĐỂ “XÓA SỔ” NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG???

Theo số liệu được Bộ GD- ĐT đưa ra gần đây về “Bạo lực học đường”, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường, cứ khoảng 5.200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội liên quan đến bạo lực học đường.

Mới đây, một vụ bạo lực tại một trường quốc tế ở TP HCM lại một lần nữa làm cộng đồng mạng xôn xao, bức xúc; dư luận lại dấy lên câu hỏi “Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của học sinh. Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cơ quan ban ngành như thế nào trong việc này?”.

Có thể nhận thấy, tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra phức tạp, khiến phụ huynh không khỏi lo ngại về sự gia tăng tính côn đồ và hung hãn của học sinh. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt thường ngày mà các em đã ứng xử với nhau thiếu nhân ái và trái với chuẩn mực đạo đức.

Bạo lực học đường đang dần “bóp méo” văn hóa ứng xử ở môi trường giáo dục mà lâu nay vẫn luôn được nhìn nhận rất nhân văn và thân thiện, để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, tâm lý, suy nghĩ, thái độ và hành vi cho cả người hại và người bị hại, kéo theo những hệ lụy khó lường cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ra vấn nạn này đế từ việc gia đình và nhà trường chưa thực sự sát sao, quan tâm và chú trọng đến việc giáo dục tâm lý học đường và văn hóa ứng xử cho con trẻ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách tư duy và lối suy nghĩ lệch lạc của trẻ, các con không được định hướng thái độ sống đúng đắn dẫn đến việc sinh ra hành vi không chuẩn mực.

Thế mới thấy, môi trường học tập và chất lượng giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và quyết định hành vi của con trẻ nhiều như thế nào.

Do đó, để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, cần lắm chuyển biến tích cực về công tác tư vấn, giáo dục tâm lý học đường của nhà trường cộng hưởng với những giải pháp quyết liệt từ gia đình và xã hội để có thể ngăn “cơn sóng” bạo lực đang trỗi dậy mạnh mẽ ở lứa tuổi học trò.

Lấy THÁI ĐỘ SỐNG – KỸ NĂNG SỐNG và LÒNG YÊU THƯƠNG làm mục tiêu giáo dục, Vietfuture luôn tạo ra môi trường học tập tích cực và lành mạnh cho các con có cơ hội học tập và rèn luyện để phát triển toàn diện về TÂM – THỂ – TRÍ. Chú trọng bồi dưỡng về thái độ sống chuẩn mực, kỹ năng xử lý tình huống, nhận thức đúng đắn và nâng cao tinh thần trách nhiệm, để từ đó con xây dựng ý thức đấu tranh, đẩy lùi bạo lực học đường.