Làm cha mẹ, nếu muốn con hạnh phúc nhất định không được nói 5 điều này với con.
Không được, cái này con chưa làm được
Khi con muốn thử làm điều gì đó như định xúc cơm trong nồi cơm điện. Bố mẹ sẽ nói con chưa làm được. Điều đó phần nào khiến ý thức của con bị ngừng lại khi muốn thử một điều gì đó mới mẻ và ngăn cản sự thúc đẩy thử thách những thứ khác
Thay vì hành động như vậy, hãy cầm lấy tay con, dạy con biết cách làm thế nào. Với cách này, con sẽ được trải nghiệm, có cảm giác mình đã làm được mà không gặp nguy hiểm. Đồng thời, khi vừa hướng dẫn con, bố mẹ còn có thể giải thích cho con vì sao phải cẩn thận
Con chẳng được việc gì cả
Câu nói khiến trẻ bị tổn thương khi chúng ta trách mắng con. Nói điều đó cũng giống như phủ nhận mọi cố gắng của con, thất bại luôn đi kèm với kinh nhiệm và sự nỗ lực để vươn lên, điều cha mẹ nên làm không phải là trách mắng con, mà là ủng hộ con, thúc đẩy để trẻ tiếp tục cố gắng hoàn thành việc mà trẻ nỗ lực cố gắng hoàn thành
Mẹ/bố đang bận, để tí nữa nhé
Dẫu biết là công việc của cha mẹ vốn bận rộn nhưng đôi khi dành ra một khoảng thời gian riêng để trò truyện cùng con, một thời gian cố định chẳng hạn, và nếu con có điều muốn tâm sự thì cố gắng trao đổi 1-2 câu với con để trẻ biểu lộ lời của bản thân chứ đừng ngắt dòng tâm sự của trẻ, gây ra sự hụt hẫng.
Dành thời gian cố định trò truyện cùng con là một cách hay, nếu không làm như vậy thì đôi lúc chúng ta sẽ lãng quên lời trẻ nói hay như câu nói trên “để tí nữa nhé” thì cũng không biết khi nào trẻ sẽ có thể nói chuyện với cha mẹ, nhiều khi cha mẹ lại quên khiến con buồn và cảm thấy mất sự tin tưởng phần nào ở cha mẹ
Làm cha mẹ hãy quan tâm và yêu thương trẻ nhiều hơn
Tại bố mày đấy/Tại mẹ mày đấy
Dù không cố ý thì người lớn cũng dạy trẻ thói quen đổ lỗi cho người khác. Và lần sau, mỗi khi có gì sai sót, trẻ sẽ buông ngay câu: “Tại bố/mẹ đấy”. Điều quan trọng là dạy cho trẻ thói quen tự chịu trách nhiệm với hành động, biết cách quản lý đồ đạc của mình từ bé chứ đừng khiến trẻ học thói quen đổ lỗi, cha mẹ cũng nên học cách tránh đổ lỗi này để làm tấm gương tốt cho trẻ.
Con phải ngoan, phải chơi vui vẻ với các bạn đấy nhé
Làm cha mẹ đừng yêu cầu quá sức với trẻ. Ngay với cả người lớn, hoà đồng được với tất cả mọi người cũng rất khó khăn huống chi là trẻ. Và nhất là khi trẻ đang trong giai đoạn học cách thiết lập các mối quan hệ, nếu không cho trẻ đánh nhau, giành đồ với bạn bè thì trong tương lai, trẻ sẽ không biết phải ứng xử thế nào khi có xích mích với bạn bè.
Trẻ như một tờ giấy trắng vậy, chúng ta không thể tô một màu lên đó được, mỗi một tiếp xúc xung quanh sẽ như một nét vẽ, điều cha mẹ làm là hãy nắn lại nét vẽ đó cho trẻ, hướng đến những điều tốt đẹp và đúng đắn.