Nếu như những phương pháp mà bố mẹ hiện đang áp dụng để dạy con với mong muốn con có thể trở nên thông minh hay tự lập được sớm ngay từ khi còn nhỏ vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có thể lỗi không phải do con cái mà do phương pháp dạy chưa phù hợp, hãy tìm hiểu phương pháp phù hợp nhất với con cái của mình và giúp trẻ trở nên hoàn thiện hơn nữa. Những bí kíp mà khi làm cha làm mẹ nhất định phải tham khảo.
-
Đừng quá bao bọc hay áp đặt bé:
Những kiến thức từ thế giới xung quanh bé sẽ khiến bé cảm thấy tò mò và cố gắng tìm hiểu. Cho nên, để bé vui chơi, nghịch ngợm, tự do khám phá cũng là cách để tbé phát triển tư duy, nhận thức tốt về thế giới xung quanh, từ đó giúp bé phát triển trí tuệ. Bố mẹ có thể đưa bé đi chơi, đi picnic ở sở thú, công viên, khu du lịch sinh thái… Những chuyến đi đó cũng là dịp lý tưởng để mẹ có những phút giây thư giãn cùng gia đình đấy!
-
Cho bé “nếm mùi” rủi ro hoặc thất bại:
Bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng thường xót xa và không nỡ lòng nào để con phải chịu tổn thương. Nhưng đứa trẻ chưa từng gặp rủi ro, thất bại ví dụ như té ngã, thua trong một cuộc thi…, lòng tự trọng hay khả năng sáng tạo và nỗ lực của bản thân sẽ không cao bằng những đứa trẻ đã trải qua điều này. Bạn đừng vội can thiệp, hãy để bé được cọ xát và tự giải quyết tình huống, điều đó sẽ giúp bé rút ra được những bài học kinh nghiệm sau này.
-
Khen ngợi bé bởi sự nỗ lực, không phải vì sự thông minh.
Thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được những nỗ lực của mình được cha mẹ quan tâm, ghi nhận. Đó là cách bạn dạy cho bé sự kiên trì để vượt qua những khó khăn để vươn tới thành công trong tương lai. Hãy để bé cảm thấy những lời khen ấy có ý nghĩa và mình xứng đáng được nhận. Đừng khen một cách tùy tiên như là phần thưởng vì nếu không được khen nữa, bé sẽ không cố gắng hoặc dễ bỏ cuộc giữa chừng.
-
Học một ngôn ngữ thứ 2
Ba năm đầu đời là nền tảng cho sự phát triển của não bộ, thể hiện qua: tư duy, ngôn ngữ, năng khiếu…. Vì vậy, việc học một ngôn ngữ thứ 2 trong giai đoạn này sẽ giúp bé có khả năng sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo khi lớn. Trước đây, bố mẹ thường nghĩ học ngôn ngữ thứ 2 ở lứa tuổi bé đang bập bẹ sẽ khiến chúng bị nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc đọc viết tiếng mẹ đẻ sau này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học ngôn ngữ thứ 2 không hề ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại nó còn khiến trẻ thông minh, linh hoạt hơn và phát huy khả năng tập trung cao độ. Việc cố gắng nói hai thứ tiếng, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khiến não được “tập thể dục” và gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh.
-
Biến âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé:
Các nghiên cứu cho thấy nghe nhạc có thể giúp bé tăng cường trí nhớ, phát triển khả năng ngôn ngữ, sự tập trung, mục tiêu phấn đấu và học tập tốt hơn.. Các yếu tố như giai điệu tạo cơ hội để bé có những nhận thức ban đầu về các chuỗi, sự lặp lại hay hoạt động đếm số. Ngoài ra, âm nhạc cũng giúp tinh thần bé luôn thư giãn, thoải mái, không quấy khóc, khiến việc chăm bé cũng trở nên dễ dàng hơn.