Khi cha mẹ "xung đột" con sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?

Khi cha mẹ cãi nhau cho dù là vô tình việc đó xảy ra trước mặt trẻ đi nữa, nhưng khi trẻ thấy điều đó xảy ra thì sẽ để lại tổn thương tâm lý cho trẻ rất nhiều. Cha mẹ đôi lúc cứ nghĩ con trẻ chưa hiểu chuyện nên không để tâm lắm đến cảm xúc của con, tuy nhiên trẻ lại rất nhạy cảm và hiểu chuyện mà cha mẹ lại không hề biết điều đó. Và vô tình những cuộc cãi vã xung đột ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và thái độ sống của con.

Trẻ dễ bị trầm cảm nếu bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh nhau

Khi phải thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau thì không thể nào mà tâm lý của trẻ thoải mái được, không cảm thấy vui và sẽ thấy chán nản, tự thu mình lại và sẽ bị trầm cảm nếu tình trạng đó kéo dài. Từ đó, việc hình thành tư duy về thái độ sống cho con sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Trẻ sống trong nỗi sợ hãi, bị ảnh hưởng về tinh thần

Những cuộc cãi vã và xung đột của cha mẹ sẽ khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi khi chứng kiến cảnh đó, tâm lý là bố mẹ sắp chia tay, bản thân sẽ bị đánh dù không liên quan hay không, cha mẹ có không yêu con,….

Tinh thần bị ảnh hưởng nhiều, trẻ có thể nghĩ rằng có phải bản thân mình là lý do khiến bố mẹ cãi nhau hay không, những cảm xúc tiêu cực sẽ hình thành nên thái độ sống tiêu cực nếu tình trạng đó cứ tiếp diễn như vậy.

Trẻ chịu nhiều thiệt thòi, cô độc và trở nên hung bạo

Mất đi tuổi thơ tươi đẹp khi bố mẹ cãi nhau trong khi đáng lẽ trẻ phải được yêu thương trong vòng tay của bố mẹ, trẻ bị thiệt thòi hơn nhiều trẻ khác bên ngoài. Ngoài những cảm xúc tiêu cực kể trên thì trẻ còn cảm thấy ghen tị với những gia đình khác khi họ yên ấm và được yêu thương. Qua thời gian trẻ sẽ cảm thấy cô độc trong gia đình, chứng kiến cảnh bố mẹ sử dụng bạo lực thì bản thân trẻ cũng sẽ coi bạo lực là một cách để giải quyết vấn đề và sẽ trở nên hung bạo