Cha mẹ thuộc khuynh hướng này thường tôn trọng quyền tự do cá nhân và tự lập của con cái, không làm áp lực mạnh bạo và trực tiếp để ảnh hưởng quyết định của con
Chỉ định hướng……
Cha mẹ thuộc khuynh hướng này thường tôn trọng quyền tự do cá nhân và tự lập của con cái, không làm áp lực mạnh bạo và trực tiếp để ảnh hưởng quyết định của con. Họ chỉ định hướng đúng đắn và vun đắp năng khiếu cho con là cách làm hiệu quả nhất giúp trẻ em trưởng thành.
Trong gia đình, trẻ con luôn coi cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất. Nếu cha mẹ thực sự hiểu rõ con mình, hiểu được khả năng của trẻ, họ sẽ hỗ trợ cho chúng tốt hơn. Họ sẽ động viên, khuyến khích con phát triển thế mạnh thay vì áp đặt “con phải làm thế này thế nọ….”. Tất nhiên việc con đưa ra các quyết định về cuộc sống của mình thì bố mẹ cũng không nên ép buộc
Ví dụ, nếu trẻ có sở thích và thiên hướng trở thành bác sĩ, cha mẹ sẽ tôn trọng những mơ ước đó. Họ không cố hướng con thành giáo viên hoặc luật sư chỉ vì những kì vọng hoặc suy tính của cha mẹ. Những “kế hoạch” đó, dù đều xuất phát từ tình yêu thương, nhưng sẽ gây sức ép và khiến trẻ mặc cảm, tự ti vào khả năng của mình.
Cha mẹ thường tìm hiểu xem con mình thực sự muốn theo đuổi nghề gì. Nếu chúng muốn có nhiều tiền và điều này khiến con họ hạnh phúc thì có thể đề nghị cho con học nghành ngân hàng hoặc lĩnh vực tài chính, thậm chí tham vọng đi xa hơn là mở một công ty riêng.
Nếu con họ muốn trở thành chuyên gia thì theo đuổi nghề luật sư, giáo sư hay kế toán. Nếu con trẻ thích giao tiếp và quan hệ cộng đồng thì có thể trở thành người bán hàng, relationist (Public Relation) hoặc làm việc trong ngành dịch vụ…
Không buông lời nhận xét ám chỉ con
Theo khuynh hướng này thì vợ chồng sẽ thống nhất trong cách nuôi dạy con; nếu bố hoặc mẹ vẫn một mực đứng về phía con, khăng khăng bênh vực con thì sự dạy dỗ không bao giờ thành công. Con trẻ vẫn giữ nguyên mãi thói lộng hành của một ông tướng, bà tướng trong nhà.
Tuy nhiên, cha mẹ không bỏ lỏng các yêu cầu đạo đức căn bản đối với con, nhưng vẫn giành thời gian đối thoại với chúng và làm sao trở thành bạn của chúng, để chúng ít bị ảnh hưởng của bạn bè hơn. Con cái sẽ vượt qua “giai đoạn khó khăn” của tuổi trưởng thành với sự quân bình hoàn thiện mà cha mẹ là điểm tựa vững vàng cho con cái.
Cha mẹ thuộc khuynh hướng này rất tôn trọng con cái. Họ vẫn chiều con nhưng có giới hạn. Cha mẹ dùng lý trí để bàn bạc với con cái, tìm cái hay thay cái dở hay phi lý. Họ không nhận xét kiểu “kết án”. Con người không ai hoàn hảo, không có đứa con nào xấu hoàn toàn.
Chúng ta cũng bất toàn, khi con có lỗi gì, cha mẹ nhận xét, nhắc nhở về khuyết điểm đó. Tuy nhiên, vì tính cách sư phạm, ta có thể đòi hỏi con cái chút ít để chúng cố gắng hơn. Thân phận con người chúng ta cùng yếu đuối như nhau, ta nên thông cảm với những tật xấu, những khuyết điểm của con cái. Ta phải tập biết hài lòng về những cố gắng của con cái mình, về mức độ tốt đẹp mà chúng ta đã từng nỗ lực để đạt được. Không buông những lời nhận xét ám chỉ của trẻ con.
Nếu hôm nào con được điểm kém, cha mẹ cũng chỉ nói: “Hôm nay con lại không cố gắng, lại để bị điểm kém à?”. Và tuyệt đối không buông lời nói: “Sao mày ngu thế, dốt thế”. Vì nhận xét như vậy là xúc phạm trẻ con, là phủ nhận mọi cố gắng từ trước đến nay của trẻ, sẽ gây phản ứng không tốt của trẻ con. Khi bị chê bai quá nhiều, trẻ con có thể phản ứng theo hai thái cực khác nhau. Có trẻ tỏ ra chán nản vì nghĩ rằng cho dù có làm gì cha mẹ cũng chẳng hài lòng dẫn đến trẻ thiếu tự tin. Lại có trẻ tuy vẫn cố ép mình để làm hài lòng cha mẹ nhưng đến một lúc nào đó, trẻ sẽ có phản ứng bùng phát do bị dồn nén bấy lâu nay.
Bởi thế, cha mẹ thường cố gắng tạo dựng cho kỳ được “truyền thống vui vẻ” của gia đình. Mỗi phút bên con là một cơ hội để chúng ta hiểu chúng hơn, để lắng nghe những chuyện con cái chia sẻ, nắm bắt được sở thích của con, và làm quen với cả bạn bè của chúng. Bọn trẻ sẽ gắn bó với chúng ta hơn.
Làm sao để thất bại nung đúc tinh thần?
Việc con đam mê với một môn thể thao hoặc công việc nào đó thì bố mẹ không nên ép buộc mà hãy cứ để con tự quyết định với hành vi cũng như cuộc sống của mình có vậy con mới có thể trở nên can đảm đương đầu với thử thách được
Xã hội Bắc Mỹ là xã hội nỗ lực và cạnh tranh, đứa bé ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa học đường đã được dạy dỗ luôn phải chiến đấu, phải thi đua, phải khuất phục khó khăn để giành chiến thắng. Nhưng số người đạt được mục đích chính thì ít mà số người thất bại thì nhiều, đó là quy luật.
Vấn đề là làm sao để một thất bại nung đúc tinh thần quyết chiến của con, chứ không phải chán nản bỏ cuộc. Đầu tiên cha mẹ phải biết khen cho đúng. Dù con chúng ta được điểm A hay điểm F, chúng ta đừng để ý đến thành tích này, mà hãy hỏi “Con đã học được cái gì?”
Chúng ta không nên can thiệp quá sâu vào thất bại của con.
Điều quan trọng là cha mẹ hãy làm sao chứng tỏ sự quan tâm và thương yêu con cái vì chúng là con, chứ không phải vì chúng thành công hay thất bại. Con cái sẽ hiểu tình yêu bao la của cha mẹ không bao giờ sứt mẻ. Chỉ bao nhiêu đó thôi là chúng sẽ lấy lại lòng tin và nghị lực rồi.
Gia đình nào cũng mong muốn con mình phát triển đời sống về cả hai mặt vật chất và tinh thần để trở thành một công dân hữu dụng tương lai, vì vậy sự kiện giáo dục phải được hiểu một cách tường tận là con trẻ cần được dạy dỗ (giáo) để cha mẹ mong chúng hướng đến chân thiện mỹ (dục) hầu giúp đời, giúp nước.
Như vậy việc giáo dục xuất phát từ trong môi trường thân thiện của gia đình rồi mới đến trường lớp và đến trường đời. Theo thứ tự đó, chúng ta cố gắng phân chia thời biểu thích hợp để con trẻ lớn lên trong tình thương và trí tuệ mà phẩm chất đạo đức, học thuật, hành xử, tư cách cởi mở của một đứa trẻ lớn lên cùng thời gian…