Dạy con thông minh là tự khích lệ là nhân tố vô cùng quan trọng cho sự thành công của con trong cuộc sống. Tinh thần tự khích lệ là một đặc trưng quan trọng trong tính cách. Nó có thể thôi thúc con không ngừng tìm kiếm những lĩnh vực mình chưa biết, thúc đẩy phát triển trí tuệ, tăng cường ý chí của con, là điều kiện, tố chất quan trọng để con thành tài.
Vì thế, cha mẹ nên bồi dưỡng tinh thần tự khích lệ cho con, để con vĩnh viễn không thỏa mãn với thực tại, không sợ khó khăn, tự tin tiến lên phía trước. Vậy, cha mẹ nên làm thế nào để dạy tinh thần tự khích lệ cho con?
Sự khích lệ và khen ngợi của cha mẹ là không thể thiếu
Sự khen ngợi con của cha mẹ là chất xúc tác để con trưởng thành lành mạnh. Mỗi đứa trẻ đều có lòng tự trọng rất cao, chúng hi vọng có được sự khẳng định và khen ngợi của cha mẹ.
Một khi sự nỗ lực của chúng được khẳng định thì lòng tự trọng của chúng sẽ được thỏa mãn, sẽ có trải nghiệm hạnh phúc. Trải nghiệm này sẽ tăng cường ý chí tự khích lệ của con, kích thích con tích cực hành động để giành được thành công lớn hơn.
Vì thế, sự khen ngợi con và khẳng định của cha mẹ có tác dụng vô cùng to lớn trong việc hình thành tinh thần tự khích lệ cho con. Do đó, muốn con phấn đầu vươn lên, nhất định cha mẹ dạy con và giúp đỡ con nhiều hơn.
Dạy con học cách tự nhủ
Cha mẹ phải dạy con tự nhủ để khích lệ bản thân, đặc biệt là khi con đối diện với thất bại và trở ngại, cha mẹ phải dạy con tự nhủ rằng: “Người khác làm được, mình cũng có thể làm được”.
Những lời tự nhủ tích cực bạn dành cho con có thể giúp con bước ra khỏi ảnh hưởng của tâm trạng không tốt để nhìn nhận khó khăn một cách lạc quan hơn, sau đó bước ra khỏi khó khăn, hướng tới thành công.
Dạy con dám cạnh tranh
Trong cuộc sống, khi phát hiện con mình có những thiếu sót, cha mẹ có thể dạy con thông qua phương pháp cạnh tranh để giúp con học cách khắc phục khuyết điểm.
Phải để con biết rằng, cho dù mình có ưu tú thế nào thì cũng có người hơn mình. Vì thế, phải dạy con học cách khiêm tốn, nỗ lực chiến thắng người khác, như thế mới có thể nhận thức bản thân một cách sâu sắc hơn. Bình thường, cũng có thể để mình cạnh tranh với chính mình, đấu tranh để khắc phục những tật xấu.
Trong học tập, có thể thi đua thành tích tháng này với thành tích tháng trước, xem mình có tiến bộ hay không. Dùng phương pháp này khơi dậy động cơ cạnh tranh cho con, khiến con không ngừng khích lệ bản thân nhất định phải cố gắng, thông qua cạnh tranh để hoàn thiện bản thân.
Cha mẹ phải dạy con biết rằng, lúc nào cũng có thẻ tham gia cạnh tranh, nhưng phải tham gia một cách nhiệt tình, để con nhận thức được việc vượt qua người khác không quan trọng bằng vượt qua chính mình.
Đề ra mục tiêu cho con
Cha mẹ phải đề ra một mục tiêu hấp dẫn trong thời gian dài, quy định rõ ràng về số lượng, chất lượng, thời gian. Mục tiêu đề ra phải có độ khó và tính thử thách nhất định. Trong quá trình học tập của con, ban đầu cha mẹ có thể yêu cầu thấp một chút để con dễ dàng đạt được và tăng thêm tự tin để nỗ lực hoàn thành mục tiêu nhỏ của mình.
Tìm ưu điểm khích lệ con
Sự tiến bộ không ngừng của con có rất nhiều nguyên nhân, trong đó, giáo dục gia đình có vai trò vô cùng quan trọng.
Sự khích lệ của cha mẹ với con cái có thể giúp con khơi dậy tiềm năng trí tuệ, nhanh chóng trưởng thành. Nhờ sự khích lệ của cha mẹ, những con thông minh sẽ trở nên thông minh hơn, những con chưa được thông minh cho lắm sẽ bớt kém cỏi.
Cha mẹ có thể cùng con tìm ra ưu điểm, sau đó khích lệ con phát huy, tăng cường tự tin. Con cũng có thể hình thành nhận thức khách quan về bản thân, biết được những ưu điểm của mình, có thể trở thành tấm gương cho người khác.
Sự ám thị và cường hóa của tâm lý này có thể khiến con càng phát huy hơn ưu thế của mình, tăng thêm sự tự tin vào bản thân.