Sự phát triển của trẻ 9-10 tuổi khác hẳn những năm trước đó. Giai đoạn này, con trẻ bước dần khỏi sự ảnh hưởng của cha mẹ và có xu hướng gắn bó với bạn bè. Con cũng muốn thể hiện cái tôi cá nhân, muốn được người khác tôn trọng.
Mỗi độ tuổi, trẻ có những biểu hiện sự phát triển khác nhau từ đặc điểm cơ thể, tâm sinh lý. Cùng xem cột mốc thể hiện sự phát triển của trẻ 9-10 tuổi để hiểu rõ con hơn.
Trẻ 9-10 đã trải qua nhiều năm trong trường học, hình thành tác phong học tập nghiêm túc hơn trước. Con trẻ bắt đầu chịu ảnh hưởng nhiều từ bạn bè trong lớp hơn, tuy vẫn chịu sự bảo bọc và dạy dỗ của cha mẹ.
Cảm xúc/ Xã hội
Biểu hiện cảm xúc riêng, muốn được xã hội công nhận. Trẻ không còn chỉ biết đến mình, đã biết sống và hành xử theo kỳ vọng của người khác
Thể hiện khả năng tự giải quyết rắc rối. Chẳng hạn, con sẽ không méc nữa mà tự đánh nhau với bạn, giành đồ với anh chị em.
Hiểu được suy nghĩ của người khác.
Tìm kiếm tình bạn thông qua mối quan tâm chung và cự ly gần (thích chơi với bạn hàng xóm, bạn học cùng lớp).
Bắt đầu quan tâm tới luật lệ, dựa vào cách tuân thủ các trò chơi thực tế.
Bắt đầu phát triển lý luận đạo đức, thông qua các phong tục xã hội và các giá trị đạo đức (hiểu sự trung thực, đúng sai, công bằng, tốt và xấu, tôn trọng).
Hiển thị sự quan tâm ngày càng tăng đối với hoạt động ngoài trời, đi công viên v.v…
Mở rộng mối quan tâm đối với công việc hàng ngày. Trẻ tận hưởng chuyến đi chơi vượt ra ngoài thế giới hàng ngày của mình. Ví dụ: Đi chơi theo nhóm, chuyến đi đến bảo tàng, đi du lịch xa…
Cá nhân/ Xã hội
Quan tâm thường xuyên trong việc học các kỹ năng đời sống. Con bắt đầu thích tự nấu ăn, sửa chữa đồ vật.
Hiển thị tư duy trung lập, phát triển nhận thức và lương tâm cá nhân.
Có nhu cầu được chủ động làm việc mình thích và đạt được thành công.
Gia tăng nhận thức về cơ thể và sự tự nhận thức nhiều vấn đề.
Chấp nhận sai lầm và thất bại, chịu trách nhiệm về việc mình làm.
Ánh mắt tập trung đúng mực vào người đang đối thoại. Trẻ cũng chăm chú theo dõi cô giáo giảng bài hơn trước.
Xử lý nhiều vấn đề trong lớp học. Con phản xạ nhanh và duy trì sự tập trung vào các công việc đang làm.
Bắt đầu giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, như rửa bát, pha trà.
Vận động thô
Tham gia trò chơi vận động (đá banh, quần vợt, bóng ném…). Tuy vậy, trẻ vẫn chưa biết làm việc nhóm, cần phát triển thêm những kỹ năng phối hợp cần thiết.
Thể hiện khả năng bơi lội (nếu được dạy đúng bài bản).
Gia tăng nhận thức về thể chất bản thân và cách thể hiện trước người khác.
Chạy, leo trò, đu dây, đi xe đạp tự tin và kỹ năng khéo léo hơn.
Ném bóng chính xác.
Tự tin tham gia nhiều hoạt động trong lớp học và dưới sân chơi
Dùng cánh tay, cẳng chân, bàn tay và bàn chân dễ dàng và chính xác.
Vận động tinh
Thể hiện kỹ năng viết chữ thuần thục.
Tốc độ viết chữ nhanh hơn.
Viết ngay ngắn kể cả khi không chừa dòng.
Biết viết hoa chèn vào đoạn văn khi viết.
Các dòng chữ có kích thước và khoảng cách tương đồng.
Vẽ tranh chú trọng nhiều chi tiết hơn trước.
Sử dụng thành thục nhiều công cụ và chất liệu bằng tay, như làm thủ công
Ngôn ngữ và Giao tiếp
Có thể nói và hiểu hơn 35.000 từ
Dùng đúng chính tả trong việc nói – viết
Đọc to rành rẽ
Thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả thông qua ngôn từ.
Sử dụng các từ lóng thông thường được dùng khi trò chuyện với bạn bè như “kute”, “soái ca”, oppa…
Thể hiện sự hiểu biết trình tự ngữ pháp; Nhận ra một câu không phải là đúng về mặt ngữ pháp.
Hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách hệ thống khi giao tiếp với người khác.
Vẽ được hình học 3 chiều.
Nhớ được khoảng 6 số sau khi đọc 1 lần.
Nhận biết được những từ đa nghĩa, như từ “cá” (là động vật, và là động từ “cá độ”).
Phát triển khả năng lý trí dựa vào kinh nghiệm và logic, ví dụ “Nếu mình ăn sáng nhanh hơn, mình sẽ không đi học trễ”.
Đọc được sách truyện dài, mô tả nhiều hơn với âm mưu phức tạp.
Hiểu được khái niệm thời gian, cân nặng, thể tích và khoảng cách.