Xấu hổ, ngại ngùng khi con cái bướng bỉnh không nghe lời ở những nơi đông người là trường hợp nhiều bậc cha mẹ gặp phải. Đòn roi hay quát mắng lúc này lại không phải là biện pháp mà các bậc cha mẹ cần làm? Vậy phải làm sao?
Với việc tìm hiểu và nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi teen thông qua chính những chia sẻ của học viên ở các giờ học tại khóa học Thiếu niên siêu đẳng hay Trại Thiếu niên siêu đẳng. Vì thế VietFuture xin chia sẻ một vài phương pháp với quý phụ huynh để có thể biến những đứa trẻ “cứng đầu” thành đứa trẻ ngoan.
⇒ Đừng áp đặt? Hãy nghe điều con muốn nói
Trẻ con có những suy nghĩ và hành động khác nên cha mẹ đừng bao giờ áp đặt lên trẻ, bắt chúng phải làm theo ý mình. Đương nhiên, khi bị ép như vậy trẻ sẽ phản kháng bằng cách bướng bỉnh không nghe lời.
Cho dù ở cả những nơi đông người, công cộng trẻ không ngần ngại thể hiện sự bướng bỉnh của mình, thậm chí là ăn vạ. Cha mẹ không nên giận dữ cáu gắt với con mà hãy nói chuyện nhẹ nhàng để dẫn dắt con đến những vấn đề khác nhau.
Lắng nghe điều con muốn nói không những làm giảm sự khó chịu, cáu bẩn và bướng bỉnh của con mà còn cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hơn cũng như cho trẻ thấy bạn là những ông bố bà mẹ vô cùng tâm lý.
⇒ Không đối thoại khi con đang cáu gắt
Cuộc đối thoại giữa cha mẹ và con cái trong lúc tức giận, bực tức chắc chắn sẽ không đạt kết quả tốt. Vì thế, những lúc con đang bướng bỉnh cha mẹ không nên quát mắng ầm ĩ ép buộc con theo ý mình. Trong nhiều trường hợp khi con bướng bỉnh cha mẹ nên để con một mình để con yên tĩnh, suy nghĩ lại vấn đề.
Sau khi trẻ đã có thời gian suy nghĩ về hành động của mình thì cha mẹ có thể nói cho con biết phải – trái như thế nào. Cách hành xử như thế nào mới là điều mà cha mẹ cần phải dạy con cái.
Đối với những đòi hỏi không thỏa đáng của con cha mẹ hãy dứt khoát nói “không” hoặc phớt lờ điều đó. Đôi khi càng dỗ dành thì con lại càng bướng bỉnh nên cha mẹ hãy cho con thời gian một mình suy nghĩ.
⇒ Động viên, khuyến khích những hành động tích cực của con
Không có một đứa trẻ nào là không thích được cha mẹ mình khích lệ, khen ngợi. Vì thế, cách để bạn làm giảm bớt tính cách bướng bỉnh của con là cha mẹ hãy động viên, khích lệ mỗi khi con cảm thấy bướng bỉnh.
Cha mẹ không nhất thiết phải khen những điều to tát mà hãy dành lời khen bất cứ khi nào mà con có những hành vi đẹp, việc làm tốt. Như vậy trẻ sẽ thấy rằng nếu mình không bướng bỉnh và cư xử như vậy thì sẽ được cha mẹ yêu quý, trở thành một đứa con ngoan của cả gia đình.
⇒ Hãy là cha mẹ có trách nhiệm
Trẻ bướng bỉnh đều có căn nguyên của mình và đó là trách nhiệm của cha mẹ cần phải tìm hiểu và giải quyết nó một cách triệt để, để trẻ sẽ không có những biểu hiện “cứng đầu” như vậy nữa. Nhiều em tỏ ra có những hành vi, biểu hiện không tốt như vậy là do học từ chính cha mẹ.
Nếu bạn là một người cha người mẹ có trách nhiệm thì ngoài việc yêu thương, quan tâm con cái thì cần phải là tấm gương sáng cho con học tập. Hãy cư xử đúng chuẩn mực và chịu trách nhiệm với mọi việc làm của mình để con có thể học tập theo.
Trẻ bướng bỉnh hay không là do cách giáo dục cha mẹ! Vì thế cha mẹ hãy thay đổi và nhìn nhận lại cách giáo dục của mình xem đã thực sự phù hợp chưa nhé!