Cha mẹ làm gì khi con bướng bỉnh ở tuổi teen?

Bạn đã từng nghe đứa con mới lớn than vãn những câu như “ mẹ ơi, con chả còn gì để mặc” hay “cậu ấy chẳng để mắt đến con”?. Ngay từ những câu nói này cũng cho thấy được cơ số vấn đề sẽ xảy đến với con bạn trong giai đoạn mới lớn. Sẽ là thách thức lớn cho các bậc làm mẹ trong việc giải quyết các vấn đề này. Vậy cha mẹ làm gì khi con bướng bỉnh ở tuổi teen

Dưới đây là một số vấn đề đạo đức phổ biến ở tuổi vị thành niên:

1.   Gian lận

  • Khi buộc phải đạt thành tích xuất sắc trong trường học, con bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề đạo đức.
  • Lứa tuổi này chịu áp lực lớn từ bạn học xung quanh hoặc ám ảnh bởi danh tiếng của trường. Khi đó, chúng có xu hướng gian lận, quan cóp trong thi cử để có được điểm số như kỳ vọng.

ly-giai-chuyen-vi-sao-con-nguoi-noi-doi-va-gian-lan

2. Bia rượu và ma túy

  • Thanh thiếu niên là độ tuổi dễ sa vào bia rượu và chất gây nghiện. Chúng sẽ bắt chước bạn bè hút thuốc hay nhậu nhẹt. Bọn trẻ luôn cảm thấy rằng bia rượu, sử dụng chất gây nghiện sẽ khiến chúng thực sự sành điệu và nổi bật trong mắt bạn bè.
  • Trong khi đó, bậc cha mẹ và giáo viên luôn ngăn cấm con cái hay học sinh của họ một cách thái quá khiến chúng cảm thấy khó thuận ý.

3. Nói dối

  • Tuổi mới lớn thường hay nói dối, bởi chúng không muốn làm cha mẹ thất vọng hay tổn thương bạn bè chúng.
  • Teen thường bịa chuyện để che giấu những việc làm sai trái như trốn học, nghiện thuốc hay văn hóa phẩm đồi trụy.
  • Chúng cũng sẽ dối trá khi cảm thấy sợ hãi phản ứng thái quá hay quát mắng của bạn với việc học của chúng.

4. Mách lẻo

  • Các cô cậu teen thường có xu hướng mách lẻo chuyện người khác hoặc ngụy tạo bản thân như cách để tạo sự tín nhiệm với cha mẹ và người thân cũng như đảm bảo bản thân luôn trong trạng thái an toàn.

5. Hành xử bất chấp hậu quả

  • Đối với tuổi teen, môi trường xung quanh luôn bất ổn và khiến chúng rất áp lực. Điều này sẽ dẫn đến những quyết định thiếu trách nhiệm và sai trái.
  • Cha mẹ vẫn thường nghĩ rằng con mình sẽ tuân theo những quy chuẩn đạo đức trước khi đưa ra một quyết định mạo hiểm nào đó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng não bộ trong tuổi vị thành niên vẫn chưa có khả năng tự chủ cũng như khả năng phán quyết rất thấp.
  • Do đó, trách nhiệm của cha mẹ là dạy bảo con cái mình những quy chuẩn xã hội, giúp chúng hiểu được giá trị cuộc sống. Bạn cũng có thể khuyến khích các con thông qua những bài vấn đáp trực tiếp để kiểm tra khả năng phán quyết của trẻ.

1-dung-day-tre-em-bang-noi-so-hai-1415844077341

Lời khuyên cho việc xử trí với các sai phạm đạo đức của con

  • Trước khi bắt đầu, bạn cần phân tích toàn diện vấn đề con bạn đang mắc phải và tìm kiếm cách thức kiểm soát tình trạng đó.
  • Phụ huynh và nhà trường, những người đóng vai trò then chốt, cần phải có một thái độ tích cực trong việc giải quyết các vấn đề tuổi mới lớn.
  • Hãy tinh tế trong việc hướng con mình đến những điều nên làm và điều không nên làm cũng như giúp con bạn phân tích và đưa hướng giải quyết khó khăn gặp phải

Phuong-phap-day-con-ngoan

  • Đảm bảo rằng con bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 khái niệm đạo đức vào luân lý. Một điều quan trọng khác là giúp cho con bạn hiểu chính xác về đạo đức và nhận thức rõ về hậu quả trong hành động.
  • Hãy khen ngợi khi con bạn làm tốt và tránh phê phán chúng. Hơn hết, khuyến khích con nhưng tránh bằng hình thức treo thưởng.
  • Sự chỉ dẫn đúng hướng của các bậc cha mẹ sẽ giúp đứa con họ tự tin đối mặt với các sai phạm đạo lý, căng thẳng tâm lý một cách dễ dàng hơn.

Đứa con thân yêu của bạn đã từng mắc phải sai lầm đao đức nào chưa? Và cha mẹ làm gì khi con bướng bỉnh? Chúng tôi rất mong muốn được nghe lời chia sẻ từ bạn.