Phản ứng đầu tiên của bố mẹ đối với những hành vi không đúng mực sẽ quyết định hoàn cảnh đó đi đến đâu. Hãy thành thật đi nào. Khi con tôi hành xử thô lỗ và làm những việc không được yêu cầu, từ đầu tiên tôi thường dùng là “Đừng!”
“Đừng đánh anh con nữa!”
“Đừng la hét nữa…”
“Đừng vứt đồ đạc lung tung nữa”
Hoặc tương đương hơn, là “Dừng lại”
Giống như tất cả những bậc phụ huynh khác, tôi sẽ nói “đừng” hoặc “dừng lại” khi con tôi cư xử không đúng mực, không cho phép thằng nhóc nghĩ về những hành động đó nữa – tôi đơn giản chí nói bé hãy dừng những việc đó lại. Khi bạn nói trẻ phải làm gì, tức là bạn đang quan tâm đến bé:
Khi tôi muốn con tôi bắt đầu suy nghĩ và học về những hành xử của nó, tôi phải sử dụng một cách khác, tôi phải dạy trẻ cách SUY NGHĨ!
Những bậc phụ huynh sẽ dạy con mình phải suy nghĩ về những hành xử sai trái như thế nào?
1. BẰNG CÁCH HỎI BÉ VỀ NHỮNG CƯ XỬ ĐÓ!
- Hỏi giúp bé nghĩ về những hành động đó
- Hỏi giúp bạn biết được nhiều thông tin hơn về việc đó
- Hỏi là cách dạy con bạn phải lắng nghe
- Hỏi giúp bạn kết nối với con bạn chứ không phải tìm ra nguyên nhân của những hành xử đó.
2. BẠN SẼ HỎI BÉ NHỮNG GÌ?
Bố mẹ nên chọn câu hỏi gì khi bé không cư xử đúng mực? Nó phụ thuộc vào việc bạn muốn trẻ học được bài học gì. Bố mẹ phải hỏi những câu hỏi khi muốn dạy cho bé bài học gì. Hãy tập trung suy nghĩ về những câu hỏi sẽ giúp bé tự khám phá hành động của bản thân.
Nhưng đầu tiên….
3. CHỈ ĐẶT CÂU HỎI KHI CON THỰC SỰ ĐANG CHÚ Ý ĐẾN BẠN
Tôi không quá lạ lẫm với những cơn thịnh nộ. Tôi sẽ không hỏi bất cứ câu hỏi nào và ép con phải trả lời khi bé đang nóng giận. Cho nên quy tắc đầu tiên đó là hãy để con bạn bình tĩnh trước khi đặt câu hỏi để bạn có thể thực sự nói chuyện với con về những hành động đó.
Tiếp đó bạn có thế…
4. HỎI NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH CƯ XỬ VÀ LỒNG GHÉP VÀO ĐÓ NHỮNG QUY TẮC
Chỉ đơn giản là biết những gì đã xảy ra, hỏi về trường hợp đó và hỏi về những quy tắc có thể áp dụng được
“Chuyện gì đã xảy ra vậy con?” thay vì “Tại sao con lại làm như vậy?” vì trẻ con chả bao giờ biết tại sao cả
“Con có nhớ những quy tắc đã đặt ra không?”
“Con nghĩ tại sao mình lại có những quy tắc này nhỉ?”
“Con nghĩ thế nào nếu trong nhà mình chẳng ai làm theo những nguyên tắc này nữa?”
“Con có biết được tầm quan trọng khi con tuân thủ những điều lệ này không?”
5. HÃY HỎI NHỮNG CÂU HỎI CÓ THỂ DẠY CON BẠN NHỮNG BÀI HỌC CẦN THIẾT
Hãy hỏi những câu hỏi chi tiết về những hành động đó và sẽ tệ đến mức nào nếu con bạn không tuân thủ những nguyên tắc (hệ quả tự nhiên). Ví dụ, với trường hợp con bạn không nhặt đồ chơi để gọn lại….
“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con xuống giường lúc nửa đêm?”
“Nếu con vô tình dẫm phải đồ chơi, chuyện gì tiếp theo nhỉ?”
6. HỎI NHỮNG CÂU HỎI GIÚP TRẺ NGHĨ VỀ NHỮNG LỰA CHỌN
Hỏi con về những lựa chọn có thể động viên trẻ suy nghĩ và đưa ra quyết định.
“Con sẽ làm gì thay cho việc đó?”
Đây cũng là dịp tốt để luyện tập những hành động có thể chấp nhận được sử dụng một phần những hình phạt cho trẻ. “Con hãy tập làm những việc đúng như thế này đi”
Tôi nhận ra rằng những câu hỏi tôi hỏi khi con tôi cư xử không đúng mực giúp tôi luôn bình tĩnh, giúp con tôi nghĩ về những hành xử của nó và giúp cho mối quan hệ của chúng tôi bằng cách mở ra một cuộc trò chuyện trong suốt thời điểm căng thẳng.