Ở độ tuổi từ 7-14 trẻ thường mải chơi và không có thói quen tự học. Chính vì thế, không ít bậc cha mẹ cảm thấy phiền lòng về vấn đề. Vậy cách rèn luyện thói quen tự học cho con là gì?
Xác định rõ trách nhiệm học tập là thuộc về con
Nhiều bậc cha mẹ thường xuyên thúc giục, quát mắng con học bài. Thậm chí là ngồi kè bên cạnh để trông con học mỗi ngày. Cái mà cha mẹ nhận được sẽ chỉ là học bài trống đối, học cho bố mẹ chứ không phải là học cho chính bản thân con.
Xác định rõ việc học là việc của con (Ảnh minh họa)
Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con xác định rõ việc học là của con, là trách nhiệm của con, cha mẹ không có quyền hay nghĩa vụ phải nhắc nhở con mỗi ngày.
Việc mà cha mẹ cần phải làm đơn giản chỉ là tạo cho con môi trường học tập thoải mái, hỗ trợ và hướng dẫn mỗi khi con gặp vấn đề khó.
Xây dựng thời biểu học tập theo ý trẻ
Vì việc học là của trẻ nên cha mẹ cũng cần tôn trọng ý kiến của trẻ để con tự giác hơn với việc học và không cảm thấy quá áp lực mỗi khi bước chân ngồi vào bàn học.
Bởi ở mỗi một khoảng thời gian có lại thích học những môn khác nhau, đạt hiệu quả cao hơn nên không nhất thiết cha mẹ phải làm thời khóa biểu thay cho con.
Hãy để trẻ quyết định thời gian biểu học tập của mình (Ảnh minh họa)
Hiểu năng lực của con
Trẻ thường ngại học, sợ học vì khối lượng bài tập quá nhiều hay quá sức với trẻ. Vậy tại sao cha mẹ không hiểu về năng lực của con để từ đó giúp con có được những giờ học nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Sự khích lệ mỗi ngày của cha mẹ sẽ giúp con tự giác học tập và cố gắng hơn.
Hãy dựa vào năng lực của con để cân bằng số lượng và mức độ khó của bài tập. Mỗi khi con làm tốt bài tập dù là rất nhỏ nhưng cha mẹ hãy dành lời cổ vũ, động viên cho con để con có thể cố gắng hơn mỗi ngày.
Lời khen luôn luôn là một chìa khóa tuyệt vời để trẻ tự giác học tập hơn mà cha mẹ không nên bỏ qua nhé!
Dọn dẹp ngăn nắp bàn học
Nếu như sau khi học xong trẻ để sách vở bừa bãi, không đúng vị trí thì cha mẹ hãy nhắc con dọn dẹp chúng ngăn nắp, sạch sẽ trước khi ra khỏi bàn. Bởi nếu không dọn dẹp thì ngày mai khi nhìn vào bàn học bừa bộn, ngổn ngang đó con sẽ có cảm giác ngại học, không muốn ngồi vào bàn học.
Dọn dẹp ngăn nắp khu vực học tập (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, chỗ ngồi sạch sẽ cũng là điều tuyệt vời để giúp tinh thần học tập lên cao hơn.
Làm gương cho con
Điều tuyệt vời nữa nếu cha mẹ có thể là tấm gương cho con bằng việc đọc sách mỗi ngày thì quả là tuyệt vời. Hàng ngày khi trẻ thấy cha mẹ đọc sách, nghiên cứu thì con trẻ sẽ hứng thú và cũng muốn được đọc sách như bố mẹ của mình.
Vậy một việc tốt cho cả cha mẹ và con cái như vậy tại sao cha mẹ không bắt tay vào làm ngay để con tự giác trong học tập hơn.
Cho con tham gia các hoạt động xã hội
Ý thức tự giác học của con cần phải được nuôi dưỡng từ bên trong. Vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên cho con tham gia các hoạt động xã hội thực tế, chính bản thân mình có những trải nghiệm để nhận thức được ý nghĩa của việc học.
Đặc biệt hơn là thông qua các hoạt động như chương trình trại hè quân đội, chia sẻ sách… để các em có thể rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, vượt qua nỗi sợ hãi – tự giác….Tất cả điều đó là tiền đề, sức mạnh để giúp cho việc phát triển ý thức tự giác học lên cao hơn.