Quát mắng, đòn roi không phải là biện pháp xử lý mà một bà thông minh áp dụng khi giáo dục con. Hãy tham khảo ngay những cách phạt con khoa học như sau nhé!
Trẻ con thường nghịch ngợm và hiếu động nên nhiều khi khiến cha mẹ cảm thấy bực tức, cáu gắt. Tuy nhiên, có những giải pháp mà cha mẹ có thể áp dụng vừa có thể xử phạt lại có thể giáo dục con.
♣ Khi trẻ ném đồ chơi lung tung
Việc trẻ ném làm hư đồ chơi có lẽ là chuyện như cơm bữa mà ngày nào cha mẹ cũng phải đối mặt. Trong khi đó, chúng ta cứ thao thao “con không được như thế! Con phải thế này thế kia…”. Bạn nghĩ lần sau chúng có tiếp tục nghịch phá nữa không?
Cách xử lý của bà mẹ thông minh không phải là đánh mắng hay thuyết giảng mà để con chịu trách nhiệm với chính hậu quả của mình gây ra. Nếu con đã làm hỏng đồ chơi đó rồi thì con sẽ không được chơi với nó nữa, đương nhiên cha mẹ cũng sẽ không mua lại món đồ đó cho con.
Vì thế con cần phải trân trọng tất cả những món đồ mà con đang có.
♣ Khi trẻ biếng ăn mẹ phải làm sao?
Việc có thức ăn để ăn mỗi ngày đã là một niềm vui nên con cha mẹ không có nghĩa vụ phải năn nỉ, ép buộc hay dọa nạt con.
với những đứa trẻ kén ăn thì hãy yêu cầu trẻ thử tất cả các món ăn có trên bàn để tập làm quen dần với các vị của chúng.
Thậm chí nếu trẻ dứt khoát không ăn, cha mẹ hãy để cho con nhịn đói 2,3 bữa để con nhận thức được việc làm của mình và trân trọng giá trị của từng bữa ăn.
♣ Khi trẻ mải xem tivi không hoàn thành việc được giao
Trẻ mải xem tivi lười biếng không chịu đi làm bài tập về nhà. Hãy tước ngay quyền được xem tivi đó của con để con tự nhận thấy việc mình cần làm là học bài chứ không phải là xem tivi vào giờ này.
Con chỉ có thể xem tivi khi đã hoàn thành bài tập hoặc công việc được giao. Mọi thứ cần được đưa vào kỷ luật để con không làm nũng, hay trần trừ với công việc học tập của mình.
♣ Khi trẻ nô đùa, nghịch phá
Nhiều phụ huynh khi thấy con cái nô đùa lúc đầu sẽ im lặng không quát mắng hay nhắc nhở gì. Nhưng cho đến khi không chịu được nữa thì sẽ nổi cáu và quát mắng ầm ĩ “Con làm cái gì đấy? Có dừng lại ngay không?”.
Trẻ sẽ phản ứng lại ngay là không biết đang có chuyện gì xảy ra, mẹ vừa rất nhẹ nhàng không nói gì, giờ thì chuyển sang cáu giận.
Cho nên, hãy nhắc nhở trẻ để trẻ có thể bình tĩnh và có thời gian suy nghĩ: “nếu không dừng lại mẹ sẽ phạt con úp mặt vào tường”.
♣ Trẻ đánh nhau, không có thái độ với người lớn
Khi trẻ đang có thái độ không lễ phép với người lớn hay đang đánh nhau với bạn bè thì chắc chắn các em đang rất khó chịu, bực tức. Vì thế, đừng bao giờ giảng giải đạo lý hay bắt con xin lỗi ngay lúc đó, trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực ngay lúc đó.
Đừng chỉ trích bắt con xin lỗi mà hãy để con tự giác nhận sai lầm (Ảnh minh họa)
Hãy để con được ở một mình khoảng 10-15 phút để suy nghĩ lại về hành vi của mình. Việc con tự ý thức và tự giác xin lỗi, nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình mới là cách mà một bà mẹ thông minh cần phải dạy con.
Sau đó mẹ có thể phân tích đúng sai lại để con hiểu sâu hơn vấn đề vì sao con lại làm sai.
Việc giáo dục con cái hay muốn con thay đổi luôn cần có sự đồng hành của cha mẹ. Chính vì thế, trong khóa học THIẾU NIÊN SIÊU ĐẲNG ngoài việc tập trung đến sự thay đổi tích cực các con thì cần phải có sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ.