Mấy ngày hôm nay cư dân mạng chia sẻ ầm ầm clip của cô gái thi Ai là triệu phú với những lời mỉa mai, miệt thị, phê phán về việc cô không biết El Nino và canh cua nấu với gì. Nhưng thực sự những kỹ năng sống ấy có quan trọng như cư dân mạng đang “ném đá”.
Nhiều người cho rằng cô đúng là người ngoài hành tinh, nhiều người than trách và đổ lỗi cho hệ thống giáo dục trong việc “đẻ” ra những con gà công nghiệp đến những kiến thức cơ bản cũng không biết.
Ngược lại, một số người lại lên tiếng ủng hộ cô gái vì cho rằng “nhân vô thập toàn”. Con người ta không ai là biết về mọi lĩnh vực trên đời, không thể tương thông tất cả các kỹ năng sống. Miễn cô ấy giỏi chuyên môn là được rồi, canh cua nấu với gì chả được…
Những góc nhìn khác được chia sẻ trên mạng xã hội
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc đào tạo của tổ chức giáo dục Viet Future – tổ chức chuyên đào tạo thái độ sống, kỹ năng sống cho thanh thiếu niên với khóa học Thiếu niên siêu đẳng đình đám thời gian qua đã đưa ra những quan điểm trái chiều về sự kiện gây bão này.
“ Vấn đề không chỉ là vốn hiểu biết của cô gái kia mà là phản ứng của xã hội trước hiện tượng này. Nó thể hiện tư duy đại chúng của nền giáo dục chúng ta. Dù phán xét hay ủng hộ, cộng đồng mạng đều có cái lý của họ.
Với một cuộc thi về hiểu biết rộng như Ai Là Triệu Phú, khán giả có quyền được đánh giá, phán xét người chơi dưới góc độ về sự hiểu biết. Việc bạn tham gia một cuộc thi trước công chúng thì cũng phải chuẩn bị tâm lý thất bại trước công chúng. Hoàn cảnh này cũng giống các ca sỹ trẻ tham gia các cuộc thi âm nhạc và được đánh giá bởi khán giả.
Bên cạnh đó, câu chuyện này cũng dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về cách thức giáo dục của chúng ta. Một bài toán đặt ra là phát triển sự hiểu biết, nhận thức theo chiều sâu hay chiều rộng. Nếu chỉ phát triển theo chiều rộng, chúng ta sẽ tạo nên những người “cái gì cũng biết nhưng chẳng giỏi cái gì”.
Ngược lại đi sâu vào chuyên môn, sẽ tạo ra những “người sao hỏa”. Họ chỉ nắm vững chuyên môn, lĩnh vực của mình mà không có hiểu biết, giao tiếp xã hội phù hợp với xã hội đang sống. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho họ khi không đủ kỹ năng xử lý trong cuộc sống thường ngày.
Do đó, ở một góc nhìn khác, chúng ta cũng không nên có những phản ứng thái quá, tiêu cực nhằm vào cô gái này. Con người chúng ta ai cũng có điểm yếu, điểm mạnh khác nhau. Việc cô gái thiếu hiểu biết về El Nino hay canh cua cũng không đáng để chúng ta phải cười chê. Cô ấy vẫn giỏi hơn rất nhiều người trong chúng ta ở lĩnh vực thuộc về chuyên môn của mình.
Cô ấy vẫn cống hiến, đóng góp cho xã hội những giá trị mà chúng ta không làm được. Với chuyên môn lao động tại Nhật – một ngành cần đòi hỏi kỹ thuật cao, lại hết sức khô khan, việc cô ấy không biết về kiến thức địa lý, hay kiến thức xã hội không đủ để mọi người đánh giá về một con người hay dè bỉu họ.Vì thế hãy suy nghĩ, có cái nhìn đa chiều và thấu hiểu trước khi chỉ trích một ai đó.”
Ông Nguyễn Công Bình – Chuyên gia của khóa học Thiếu niên siêu đẳng – Tổ chức giáo dục Viet Future
Cũng giống như trong giáo dục, một đứa trẻ giỏi nhạc hay thể dục nhưng Văn kém có thể bị cho rằng kém cỏi đến không thể ngóc đầu lên, bị cho là bất tài. Chưa chắc đã thành công và đóng góp cho xã hội bằng những trò có năng lực đặc biệt ở mảng nào đó (có thể các mảng khác không biết gì).
Cô gái kia có thể cả đời chả bao giờ nghe thấy El nino, có thể cũng chẳng cần biết canh cua nấu với cái gì. Vì thực tế là canh cua hoàn toán có thể nấu với rất nhiều loại rau khác như mồng tơi, rau dền, rau cải..( thậm chí như trong đề là củ cải). Nên cũng đừng phán xét họ.
Cũng như thế, trong giáo dục. Đừng lấy việc leo cây để đánh giá một con cá:
Trong khóa học Thiếu niên siêu đẳng của Viet Future, chúng tôi vẫn hay nói với các ông bố bà mẹ về lá thư của tổng thống Singgapore. Cũng xin mượn bài phát biểu này để đưa ra một góc nhìn khác nhân sự việc lần này.
“Các bậc phụ huynh kính mến,
Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.
Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán.
Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh.
Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta.
Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.
Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.
Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.
Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.
Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này.
Trân trọng,
Hiệu trưởng”.
Và đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại mục tiêu của việc giáo dục. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, học để làm việc, làm người, phụng sự tổ quốc và nhân loại. Điều quan trọng không phải là lựa chọn chuyên môn hay kiến thức xã hội mà cần phải hài hòa. Nhưng nếu con bạn, có không biết EI Nino là gì hay canh cua nấu với gì, hay thậm chí không học giỏi toán, thì cũng không cần phải lo lắng.
Hãy tìm ra điểm mạnh của con, đánh thức và khai thác nó. Newton hay Anhxtanh cũng từng coi là đổ bỏ đi trong hệ thống giáo dục quy chiếu định kiến và quan điểm, suy nghĩ đại chúng của chúng ta. Vì thế, cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp con khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân.