Vì yêu thương nên nhiều cha mẹ có cách dạy con sai lầm khiến cho con cái ngày một hư hơn. Hãy cùng xem những sai lầm lớn trong cách nuôi dạy con hiện nay như thế nào?
Dưới đây, VietFuture xin chia sẻ tới quý anh (chị) 4 Sai lầm lớn trong cách yêu thương con:
Những sai lầm trong cách nuôi dạy con
Sai lầm thứ nhất: Giáo dục tố chất khác với giáo dục nghệ thuật
Biểu hiện: thời gian gần đây, thịnh hành phong trào “giáo dục tố chất”, tiếc là một số phụ huynh lại đánh đồng âm nhạc, mỹ thuật, võ đạo, thư pháp vào nội dung chủ yếu của giáo dục tố chất, họ hoàn toàn coi nhẹ kỹ năng đối nhân xử thế, xác lập giá trị, phẩm chất, đạo đức…của con em mình.
Đây mới thực sự là nội hàm của giáo dục tố chất, đồng thời cũng là tố chất cần thiết để con trẻ thi thố ngoài xã hội.
Qúa chú trọng vào giáo dục tố chất nghệ thuật
Thiếu sót: khi con còn nhỏ, thành tích học tốt chứng minh con học giỏi nhưng khi con trưởng thành, xã hội đòi hỏi con phải có những kỹ năng sinh tồn như kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý…
>>Nhiều người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học danh giá nhưng đến khi ra khỏi cổng trường vẫn không biết làm thế nào để kiếm sống.
Sai lầm thứ hai: Đáp ứng mọi đòi hỏi của con
Biểu hiện: nuông chiều con trẻ cả về vật chất lẫn tình cảm, cha mẹ như một cái máy in tiền.
Thiếu sót: những đứa con không biết tự thân kiếm tiền, không biết giá trị của sức lao động sẽ có thói quen ham ăn biếng làm, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai.
Đáp ứng quá hết các yêu cầu đòi hỏi của con
Việc cha mẹ thỏa mãn tức thời, thỏa mãn quá mức các yêu cầu của con cái sẽ dễ tạo ra một tính cách ích kỷ, thích làm theo ý mình, phóng khoáng tùy tiện, tâm trạng bất ổn, ít có cảm giác an toàn, thiếu lòng biết ơn ở con trẻ.
Sai lầm thứ ba: Biết yêu mà không biết dạy
Biểu hiện: Yêu con không phải là cái đích cuối cùng của giáo dục gia đình, yêu mà không biết dạy chỉ làm con hư. Yêu mà biết dạy là sự giáo dục nền nếp từ gia đình, nói ngắn gọn là giáo dục tố chất con cái một cách nghiêm túc và thận trọng ngay từ đầu.
Thiếu sót: phụ huynh không đưa con vào khuôn khổ một cách sáng suốt. Người lớn trong nhà đều tranh nhau giành tình cảm cho trẻ, chỉ lo con không vui, bị tủi thân song lại xao nhãng việc giáo dục con em mình một cách nghiêm khắc ngày từ khi chúng còn nhỏ.
Yêu thương nhưng không biết cách giáo dục con
Điều đó giải thích những gia đình này vẫn không tài nào hiểu được tại sao họ nuôi dạy con bằng tất cả tình yêu và tâm huyết như vậy, đến một ngày họ ngỡ ngàng nhận ra đứa con trở nên xa lạ, hỗn láo và không hiểu cha mẹ.
Bạn càng nhân nhượng và nhẫn nại với con một cách vô nguyên tắc thì nó càng khéo lợi dụng tình cảm của bạn, và cuối cùng bắt được thóp của bạn.
Sai lầm thứ tư: Chăm sóc quá mức, quan tâm, ép buộc quá mức
Biểu hiện: các ông bố, bà mẹ quan tâm quá sâu vào cuộc sống của con, phản đối bất cứ một ý kiến trái chiều nào, họ cho rằng họ là người gần gũi con nhất thì đương nhiên là người hiểu con nhất.
Ngoài ra, các bà mẹ này còn có xu hướng nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như vui mừng, đau buồn thái quá chỉ vì một chút thành công hay thất bại của lũ trẻ. Việc quản thúc ngày càng quá chặt, một khi họ buông tay họ sẽ phá hủy cả cuộc đời của mình và con cái mình.
Thiếu sót: Việc làm này của cha mẹ gián tiếp làm suy giảm khả năng miễn dịch, khả năng tự lo liệu và thích nghi của chúng. Cứ tiếp diễn trong thời gian dài con trẻ thiếu đi đức tính tự lập, kiên nhẫn, khả năng chịu đựng và khó có ý thức.
Quan tâm, chăm sóc quá mức
Đến khi con lớn hơn, những khuyết điểm này ngày càng bộc lộ rõ, khiến phụ huynh lúc nào cũng điên đầu trách mắng “con không hiểu chuyện”.
Phong cách giáo dục chăm sóc trẻ quá mức sẽ trở thành dị tật, ích kỷ, nổi loạn, yếu kém trong tâm lý của trẻ, khả năng tự lo liệu thấp, dễ hình thành tính ỷ lại, kỹ năng giao tiếp kém, vừa thiếu tinh thần hợp tác, vừa thiếu khả năng cạnh tranh.
Khi gặp chuyện không vừa ý trong cuộc sống, bản thân đứa trẻ không biết làm như thế nào, không thể tự nghĩ cách giải quyết, chỉ biết đi cầu viện cha mẹ hoặc than thân trách phận.
Tất cả những sự thỏa mãn, quan tâm, lo lắng và yêu thương đều phảng phất sự hy sinh cao cả. Xét từ phương diện biểu hiện, cha mẹ sa vào sai lầm là do họ hy sinh bản thân để thỏa mãn yêu cầu của con.
Nhưng xét trên thực tế, một khi tình yêu thương của cha mẹ có thể hủy hoại tương lai của con cái, thì tất cả sự hy sinh này đến cuối cùng đều không mang lại hiệu quả như ban đầu mong đợi?!
Khi các bậc cha mẹ chỉ biết dành cho con đong đầy tình yêu thương thôi thì chưa đủ, họ cần phải nắm bắt quan điểm khoa học, nắm bắt nghệ thuật để yêu thương con. Khi cha mẹ sử dụng những quan niệm và phương pháp giáo dục không hợp lý, kết quả nhận được từ đứa con sẽ hoàn toàn đi ngược lại mong đợi của họ.