Khi con bạn đang sụt sùi, buồn bã vì điều gì đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? Hẳn là ai cũng muốn con ngừng khóc và giúp con cảm thấy tốt hơn – nhưng liệu bạn có chắc là bạn thực sự làm cho con thấy khá hơn không?
Cho dù các phụ huynh luôn tự cho rằng mình đầy trí tuệ và khôn ngoan, thực tế các bố mẹ nhiều lúc vẫn nói những điều, không thực sự có ích cho lắm. Đây không phải là những điều bạn nói trong lúc nổi cáu lúc chiều muộn hay giữa lúc đi siêu thị, mà là những lời mà bạn dành cho con, với mong muốn an ủi và giúp đỡ.
Vậy nên, lần tiếp theo khi bạn muốn an ủi con và định nói những lời này, hãy suy nghĩ lại và chọn một khác:
1. “Đừng lo” hay “Đừng khóc”.
Khi nói như vậy, chúng ta thực sự muốn con cảm thấy tốt hơn – nhưng thay vào đó, điều đó lại làm cho con cảm thấy những cảm xúc của con không quan trọng. Thực tế, chúng ta đều từng cảm thẩy buồn hay lo lắng, và chúng ta cần giúp các con học cách xử lí những cảm xúc này, chứ không phải là lờ chúng đi. Thay vì phủ nhận: “Đừng trẻ con thế con, làm gì có con quái vật nào trong tủ quần áo chứ,” hãy công nhận những cảm xúc của trẻ và tìm cách để xử lí chúng. Hãy hỏi các con những câu như: “Con nghĩ xem, cái gì có thể giúp cho con đỡ sợ”, hay “Con có thể làm gì để đỡ lo hơn?”. Việc này không chỉ thể hiện cho con thấy cảm xúc của con được công nhận và coi trọng, chúng còn cho thấy con hoàn toàn có thể điểu chỉnh được mức độ ảnh hưởng mà những cảm xúc này mang lại cho con.
2. “Đừng nhát thế”.
Đã bao nhiêu lần bạn đứng nói chuyện với một người quen ở một cửa hàng hay nơi công cộng nào đó, và con chỉ đứng núp đằng sau bạn? Hay là hoàn toàn im lặng khi bạn của bạn hỏi con một câu gì đó, cho dù bình thường con có mau miệng đến đâu. Điều đầu tiên mà bạn thường nói sẽ là “đừng sợ”. Trong khi cố gắng để dạy con lịch sự, chúng ta đã quên mất rằng trẻ con có tính cách khác hoàn toàn và không thể nào dễ nói chuyện với người lạ như chúng ta. Khi chúng ta nói rằng con đang “sợ”, thực tế càng khiến cho các con có xu hướng thể hiện theo hướng sợ hơn. Thay vì việc khiến cho con bị bất ngờ và phải tự ứng xử khi bạn vô tình gặp người quen khi đi đâu đó, hãy nói chuyện với con và dạy cho con cách thể hiện khi gặp người những người mới. Hãy chơi trò đóng vai, đến sớm một chút khi phải đến một sự kiện nào đó để con có thể làm quen – và quan trọng nhất là – đừng ép con phải nói chuyện khi con không muốn.
3. Bất kì câu nói nào bắt đầu bằng “thấy chưa” hay “bố mẹ biết mà”.
Là người lớn, chúng ta chẳng ai muốn nghe câu “Tôi đã bảo rồi mà không nghe”, và trẻ con cũng vậy. Khi chúng ta nói, “thấy chưa, không phải việc mang ô hôm nay là ý tưởng tuyệt vời sao?” hay “đó, không phải treo áo lên sẽ giúp con tìm chúng dễ hơn à?”, điều mà các bố mẹ đều muốn là nhắc lại điều mà mình muốn nói hay dạy con điều gì đó. Nhưng, các con lại hiểu điều này rằng “Con thấy chưa, bố/mẹ đã nói rồi. Nếu con nghe lời thì mọi chuyện đã dễ dàng hơn nhiều rồi!” Vậy là, các con bắt đầu dựng tường phòng thủ, bài học sẽ khó được tiếp nhận, và khả năng bùng nổ một cuộc cãi vã khá là khó tránh khỏi. Trong trường hợp như vậy, tốt nhất nên để các con tự rút ra bài học từ trải nghiệm.
Chỉ khi nào chúng ta có thể hiểu đặt mình vào vị trí các con để hiểu cách mà các con tiếp thu những điều chúng ta nói, chúng ta mới thực sự có thể giúp được các con như bản thân mong muốn.