Bí kíp dạy trẻ không ích kỷ mẹ nào cũng cần

Thấy ai đụng đến đồ chơi của mình là con bạn lại la hét, giằng lấy bằng được. Là cha mẹ bạn cảm thấy xấu hổ và mong muốn khắc phục ngay tính xấu ích kỷ này của con.

Chính vì thế, VietFuture sẽ chia sẻ với các bậc làm cha mẹ một vài bí kíp hay để dạy trẻ không ích kỷ.

→ Chia sẻ mang đến niềm vui như nào?

Khi trẻ thấy người khác dùng đồ chơi của mình tâm lý bị xâm phạm hoặc đơn giản chỉ là không muốn chia sẻ nó với ai. Nhiều bậc cha mẹ liền tức giận quát mắng thậm chí là đánh đòn. Tuy nhiên, đó là cách phản xạ hết sức bình thường của các em khi muốn bảo vệ đồ chơi của mình.

day-tre-chia-se

Dạy con bài học chia sẻ ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa)

Nếu cha mẹ muốn con chia sẻ đồ chơi hay mọi thứ với người khác một cách tự nguyện thì hãy hướng dẫn cho con chơi cùng với bạn. Việc có bạn chơi cùng món đồ đó sẽ vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cha mẹ có thể rèn thêm tính cách yêu thương, chia sẻ cho trẻ bằng cách cho trẻ cùng học làm vườn, cùng giúp đỡ người khác… mỗi ngày làm một việc sẽ giúp các con hiểu chuyện, bớt ích kỷ đi đó cha mẹ.

→ Đừng phạt khi trẻ thái độ

Như đã nói ở trên việc trẻ phản ứng lại với việc người khác mượn đồ chơi của mình thì cha mẹ phải thấu hiểu điều đó là vì sao trước đó.

cha-me-cau-gat

Hãy giúp trẻ hiểu ra vấn đề trước khi quát mắng (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, đối với nhiều em có những món đồ các em rất quý và chỉ muốn là của riêng mình nên cha mẹ cần phải tôn trọng quyền đó của con mình. Nên không phải bất cứ món đồ gì cha mẹ cũng yêu cầu con mình phải chia sẻ với người khác.

Thứ hai, cha mẹ có thể hỏi ý kiến của con để con cho các em hay mượn món đồ chơi khác chứ đừng phạt và bắt con phải tặng món đồ đó.

→ Cho trẻ thấy cảm giác khi bị khước từ

Nếu trẻ vẫn cứ la lối không muốn cho người khác mượn đồ của mình thì hãy cho trẻ trải nghiệm chính cái cảm giác khi bị khước từ sẽ như thế nào.

“Con có cảm thấy buồn không khi không mượn được món đồ chơi mà mình thích? Ví dụ bây giờ mẹ có trong tay món đồ chơi mà con yêu thích và con muốn có nó nhưng mẹ không chia sẻ với con thì sao?”

Hãy để trẻ tự cảm nhận và ý thức để thấy được rằng khi không được mượn món đồ mình thích sẽ rất khó chịu và buồn. Trong nhiều trường hợp khác có thể con cũng muốn mượn đồ của người khác nên con cần phải học cách chia sẻ nếu không muốn bị khước từ như vậy.

→ Dạy con cách giải quyết vấn đề

Thông thường trẻ sợ cho người khác mượn đồ hoặc ích kỷ là vì sợ mất món đồ đó. Nhưng nếu bạn cam kết và đảm bảo cho trẻ thấy được rằng chúng ta chỉ chơi chung với nhau, sẽ lại trả con như cũ thì vấn đề lại hoàn toàn khác.

Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề thay vì các bạn cứ bắt con phải cho người khác chơi đồ của con, hay quát mắng la lối trẻ phải theo ý của mình.

k1

Cùng nhau chơi chính là cách giải quyết mà cha mẹ nên dạy con (Ảnh minh họa)

 

→ Cha mẹ làm gương cho trẻ

Trẻ sẽ học được bài học về sự chia sẻ, yêu thương tuyệt vời hơn nhờ vào chính cha mẹ. Vì thế, hãy trở thành tấm gương sáng cho con học tập và làm theo bằng những hành động đơn giản mỗi ngày như chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho người thân yêu…

Một đứa trẻ luôn được chứng kiến và quan sát những hành động tuyệt vời đó của cha mẹ thì chúng sẽ không bao giờ trở thành một đứa trẻ ích kỷ.

Trong quá trình nuôi dạy con luôn cần có sự đồng hành của cha mẹ. Vì thế, trong các khóa học Thiếu niên siêu đẳng sự thay đổi của các em cũng luôn cần có sự đồng hành, thay đổi của quý phụ huynh để các em có thể phát triển hết khả năng của mình, hướng đến những giá trị cốt lõi nhất.

Muốn con chúng ta không lớn lên là một đứa trẻ ích kỷ, thiếu hiểu biết thì cha mẹ hãy là tấm gương, thay đổi cách nhìn nhận và giáo dục con ngay từ bây giờ.