Nếu các bạn nhìn thấy mình đã hành động giống với 1 trong 6 trường hợp dưới đây, chúng ta đã không khôn ngoan trong cách dạy con biết nghe lời. Chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho các bạn những thông tin, kỹ năng cần thiết trong việc dạy con trở nên dễ dàng hơn.
Mất bình tĩnh và quát mắng con giữa chốn đông người là cách dạy con biết nghe lời sai lầm
Không gì xấu hổ hơn cảnh tượng một bà mẹ mắng mỏ con giữa chốn đông người.
Đầu tiên là la hét quát mắng nhưng rất có thể sau đó, đứa trẻ sẽ phải chịu vài phát đánh đòn. Cảnh tượng này không hiếm.
Dưới con mắt con mọi người xung quanh, bà mẹ này chính xác là một người mẹ không biết dạy con (cách dạy con nghe lời).
Nhưng nguy hiểm hơn thế, việc dồn sự tức giận vào những lời quát mắng và cả hành động bạo lực với con trẻ, mẹ đang gián tiếp dạy con rằng: khi tức giận, ta có thể làm tổn thương người khác.
Cách xử lý thông minh dành cho các bà mẹ nóng tính: hãy hít một hơi thật sâu là lấy lại bình tĩnh trước khi định làm bất cứ việc gì.
Nói “Không được”, “Dừng lại”
Hẳn nhiều bạn sẽ ngỡ ngàng vì đây là câu nói phổ biến của tất cả phụ huynh khi muôn cấm con không được làm điều gì đó, như nghịch phá đồ trong siêu thị hay sờ vào ổ điện…
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng, những câu nói ngăn cấm này không có tác dụng với trẻ nhỏ.
(cách dạy con nghe lời) Thay vì noi cho con biết những gì mẹ muốn con thực hiện, hãy đồng thời giải thích với con vì sao mẹ lại yêu cầu như vậy.
Thay vì nói “không được túm tóc bạn”, hãy nói “con đang làm bạn đau bằng việc túm tóc bạn”. Thay vì nói “không cầm cái này”, hãy nói “nếu con cầm chiếc cốc này, nó có thể bị rơi vỡ và con sẽ phải đền rất nhiều”.
Ngoài ra, hãy sử dụng những lời khen tích cực nếu con nghe theo lời cha mẹ.
Cha mẹ “không chơi đúng luật”
Chúng ta dạy dỗ, giảng giải và thiết lâp với con rất nhiều quy tắc. Ví dụ như chúng ta luôn nói với con “vượt đèn đỏ là phạm pháp” hay “quát to với người khác là bất lịch sự”.
Vậy nhưng đột nhiên vì một vài tình huống đăc biệt, do vội quá nên ta vượt đèn đỏ hay do quá bực tức, ta to tiếng với người khác ngay trước sự chứng kiến của con.
Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng bất cứ qui tắc nào cũng có thể bị “uốn cong”.
“Hối lộ” để con ngoan
Trẻ con ăn hết bát cháo, chịu khó ngồi ngoan hay trật tự khi đi chơi chỉ vì mẹ đã hứa sẽ thưởng cho con cái gì đó?
Hoàn toàn không thể dạy con được gì từ cách làm này.
Trẻ sẽ luôn hi vọng bản thân phải được thưởng mỗi khi làm được điều tôt.
(cách dạy con nghe lời) Cách khác hiệu quả hơn: thay vì treo thưởng cho những hành vi tốt, các chuyên gia nói rằng phương pháp củng cố hành vi tốt là hiệu quả hơn.
Thay vì nói “nếu đi siêu thị con ngồi yên thì mẹ sẽ mua kẹo cho con’, hãy thử: “ Mẹ rất tự hào về cách con cư xử ở siêu thị ngày hôm nay.Con là một cậu bé ngoan.
Tương tự như vậy nếu trẻ hư, có thể nói “Cách con cư xử tại siêu thị như thế này khiến mẹ rất buồn.
Việc không thưởng cho con có vẻ hơi khắc nghiệt, nó sẽ giúp phát triển nhân cách trẻ.
Ra những hình phạt không thực hiện được
Mẹ yêu cầu con tắt máy tính và bé bỏ qua, tiếp tục chơi trò chơi. Vì vậy, mẹ doạ “Nếu con không rời khỏi máy tính ngay bây giờ, con sẽ không được xem tivi một tuần”.
Sau đó, bé tiếp tục phớt lờ mẹ, mẹ thì phải buộc lòng tự tắt máy tính và quên luôn lời đe ban đầu là không có TV trong một tuần.
Một trường hợp đơn giản hơn: Khi đang ở siêu thị, mẹ yêu cầu đi về nhưng bé dứt khoát không nghe và lăn ra “ăn vạ”.
Mẹ doạ “Nếu con không về thì mẹ về trước đây. Con ở lại một mình nhé”.
Trẻ vẫn ngồi đó khóc và mẹ thì cũng không thể cứ thế bỏ đi. Lại một hình phạt chỉ là lời nói xuông được thực hiện. Lâu dần, trẻ sẽ nhận ra mẹ chỉ doạ thôi chứ không “dám” làm.
Cách thay thế: hãy lựa chọn những hình phạt thực sự làm được rồi mới nói với trẻ. Không có đàm phán. Nếu trẻ tuân theo, hãy động viên con.
Ra những hình phạt không phù hợp với từng “đối tượng”
Yêu cầu một bé gái đứng úp mặt để suy nghĩ về lỗi sai có thể phù hợp nhưng với một cậu nhóc thích chạy nhảy, việc bắt con đứng yên sẽ khiến hình phạt nhanh chóng bị thất bại.
Tương tự, không thể mong đợi phạt một đứa trẻ 18 tháng cùng hình thức với cậu nhóc 4 tuổi.
Mẹ cần phân tích kỹ tính cách, khả năng của con trươc khi đưa ra hình phạt bởi không chỉ đơn thuần là phạt suông, trẻ cần học được điều gì đó qua việc này.