Tự tử học đường gia tăng – lỗi có phải ở cha mẹ?

Theo số lượng thống kê xu hướng tự tử học đường ngày càng gia tăng. 17% học sinh có ý định tự tử và 20 ca uống thuốc độc tự tử nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đây chính là hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng mà chúng ta cần phải nhìn nhận. Nguyên nhân là tại sao? Lỗi tại ai?

Nguyên nhân của những ca tự tử học đường

Thật đau lòng khi nguyên nhân thứ 2 dẫn đến những ca tử vong của người trẻ tuổi lại là tự tử học đường sau tại nạn giao thông.

Mà nguyên nhân của nó không mấy xa lạ chính là do áp lực học tập từ chính những bậc làm cha làm mẹ.

Sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đã đè nặng lên đôi vai của các em. Ở cái độ tuổi đáng ra vẫn được hồn nhiên vui chơi thì giờ đây các em chỉ biết ăn với học, quanh đi quanh lại vẫn chỉ có học và học.

Mỗi lần thầy cô thông báo điểm số kết quả của kỳ thi về là hầu hết các em lại đứng ngồi không yên, lo sợ phải đối diện với cha mẹ vì kết quả không tốt.

Mặc dù cả quá trình đó các em đã cố gắng phấn đấu để tốt hơn ngày hôm qua của bản thân rất nhiều. Nhưng điểm 7,8 đó vẫn chưa làm cho các bậc cha mẹ của chúng ta được hài lòng. Sự trì triết, so sánh và thậm chí nhiều phụ huynh còn dùng đòn roi để phạt con cái.

Tại sao cha mẹ không nhìn vào cả quá trình nỗ lực đó của con để khen ngợi con, cổ vũ con. Các vị có biết rằng nếu các vị làm được điều đó thì sẽ không bao giờ có những vụ tự tử thương tâm, hay những bức thư tuyệt mệnh đến đâu lòng của các em nữa không?

Hình ảnh những cô cậu học sinh vì sợ hãi phải đối mặt với chính cha mẹ của mình phải đóng cửa ngồi thu lu, nhốt mình trong phòng tối. Và thế là suy nghĩ muốn được thoát khỏi bế tắc đó đã thôi thúc các em bước đến con đường cùng là tự tử.

Không những tạo áp lực căng thẳng cho con mà nhiều phụ huynh còn cấm con không được chơi với bạn này, bạn kia, không được học môn này phải học môn khác…..

Đọc đến đây có vị phụ huynh nào đã thấy được thấp thoáng hình ảnh chính bản thân mình trong đó không?

https://www.youtube.com/watch?v=YMZfk2Sv2vY

Phóng sự thực tế của VTV1 ghi lại tình trạng tự tử học đường

Giải pháp là gì?

Theo Tiến sỹ Vũ Thu Hương (GV. ĐH Sư Phạm Hà Nội) đã chia sẻ trong phóng sự trên cũng như tại khóa học “Cha mẹ toàn năng” do Viet Future tổ chức. Các bậc cha mẹ nên làm bạn với con và hãy dạy con từ chính những bài học của bản thân mình để con học hỏi kinh nghiệm chứ không chỉ là giáo dục lý thuyết xuông mang tính giáo điều.

cha mẹ toàn năng

Chia sẻ về cách làm bạn với con của TS. Vũ Thu Hương

Ngoài ra, ở những khóa học về kỹ năng, thái độ sống cho con tuổi teen như THIẾU NIÊN SIÊU ĐẲNG cũng luôn hướng đến sự thay đổi của chính những học viên và cha mẹ của các em, thông qua những học phần hết sức ý nghĩa như Yêu thương – biết ơn.

Ở khóa học các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của việc học là gì? Tại sao mà mình cần phải học… Từ đó các em có thể lấy lại niềm vui học tập của mình. Tự tin và mạnh dạn chia sẻ mọi điều với cha mẹ hơn để không còn tạo áp lực, căng thẳng cho các em nữa.

Nhiều em sau khi học tại Thiếu niên siêu đẳng về đã giúp chính cha mẹ của mình có những thay đổi và cách nhìn nhận khác về vấn đề học tập. Các bậc phụ huynh đã cho con được học với đam mê, với yêu thích của mình. Hãy dành thời gian quan tâm và đừng tạo áp lực quá lớn đến những đứa trẻ của chúng ta.

l1

Tình yêu thương của cha mẹ sẽ giúp các em phát triển bản thân tốt nhất

Bởi tất cả mọi điều cha mẹ làm đều là xuất phát từ tình yêu dành cho con cái. Tuy nhiên, có đôi khi chúng ta cần phải dừng lại để nhìn nhận cách giáo dục dạy dỗ của bản thân mình một cách nghiêm khắc. Đừng quy chụp hay bắt con phải xuất sắc tài giỏi hơn người mà hãy giúp con tỏa sáng với những khả năng tuyệt vời của chính bản thân các con.

Có lẽ, những vụ tự tử học đường đã nói lên được phần nào hậu quả nghiêm trọng của việc áp lực học hành từ phía cha mẹ lên con cái. Vì thế, là cha mẹ hãy sáng suốt trong cách giáo dục và dạy dỗ con trẻ. Nếu cần thay đổi hãy mạnh dạn thay đổi trước khi quá muộn.

Xin đừng bắt con phải chạy theo một cái bóng của bất cứ ai khác cha mẹ nhé!