Hãy biết dạy con gọi tên nỗi buồn, cơn giận

Trẻ thường gục ngã và sợ sệt trước mọi vấn đề. Không dám làm việc gì nếu như không có bố mẹ, sự ỷ lại quá lớn và đương nhiên sẽ không dám đương đầu với khó khăn, thách thức của cuộc sống.

Nguyên nhân đó chính là do cha mẹ đã không giúp con được xả stress, được bộ lộ những nỗi buồn, sự khó chịu của mình.

♣ Hãy giúp con gọi tên nỗi buồn, cơn giận

♦ Tại sao lại cần làm điều này?

Cha mẹ Việt luôn mong muốn là con mình phải ngoan, phải nghe lời. Điều đó cần các con phải nói gì nghe đó, không được cãi lại lời của cha mẹ, thầy cô.

Dù cha mẹ có nói gì, làm gì sai hay con cái bị mắng oan thì cũng không được phép bật lại. Nếu làm vậy thì chắc chắn sẽ bị nói là hỗn láo, mất dạy.

Nếu đứa trẻ nào thật sự nghe lời và làm mọi điều mà người lớn chúng ta yêu cầu, mong muốn thì chắc chắn bạn đang “giết” con bạn. Vì những cảm xúc, ức chế, sự stress của chúng không được thể hiện và phát ra ngoài.

Hãy biết dạy con gọi tên nỗi buồn, cơn giận

Hãy luôn là người bạn đồng hành chia sẻ cùng con

Những bức xúc, mệt mỏi lâu ngày và nó nuôi dưỡng âm ỉ mỗi ngày như vậy nếu không được giải tỏa thì đến một lúc nào đó nó sẽ bị bùng phát, có thể gây tổn hại cho con bạn.

Vì thế, cần phải cho con được bày tỏ, được xả stress, được tức giận và cáu gắt phản ứng lại với những điều mà trẻ không thích khi bị bố mẹ áp đặt.

>>Bạn có muốn giáo dục con toàn diện không? Hãy tham khảo thêm:

◊ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ TỰ GIÁC TRONG HỌC TẬP?

◊ BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TEEN LÀ GÌ?

♦ Khuyến khích con bộc lộ cảm xúc

Nếu bạn không muốn con mình bị trầm cảm, hay tự sát và gây những tổn thương tâm lý, thể xác cho chính bản thân con. Chính vì thế, cần phải giúp con bộc lộ và khuyến khích được những cảm xúc đó của mình ra ngoài kể cả tiêu cực và tích cực.

Hãy lắng nghe và nói chuyện với con như những người bạn. Có thể nhiều khi con bạn đang giận hoặc bức xúc một vấn gì đó bạn cần phải là người giải tỏa, giúp con biết được mình đang gặp khó khăn, bế tắc ở đâu để cùng con gọi tên nỗi buổn đó ra để con thoải mái.

Những cách giải quyết thông minh khi con yêu sớm đáng để học hỏi

Khuyến khích con được bộc lộ cảm xúc của mình

Nếu muốn bạn hãy cho con được gào khóc, la lối để những bí bách, cảm xúc khó chịu bao lâu sẽ được giải phóng. Chính bản thân người lớn chúng ta đôi khi cũng muốn được la hét thoải mái. Vậy tại sao trẻ con lại không được làm mà điều chúng muốn.

Hãy cho con được nghỉ ngơi, thư giãn bằng việc đi chơi đâu đó xa để tĩnh tâm, bình tĩnh hoặc chỉ đơn giản là giải tỏa mỗi nỗi buồn của mình.

Hằng ngày khi cha mẹ trò chuyện cùng con có thể nhận thấy những dấu hiệu buồn chán, ủ rũ của con thì chúng ta có thể nhẹ nhàng hỏi: “Con đang gặp vấn đề gì khó khăn a?, Mẹ mắng con sai ở đâu à? Con có thể trình bày ý kiến của mình về việc làm của cha mẹ….”

Có vô số cách để chúng ta có thể giúp con của mình gọi tên những nỗi buồn, sự bức xúc khó chịu. Nhưng bạn có thật sự sẵn sàng và tự tin Đồng Hành cùng con được như vậy không?

Theo chia sẻ và khảo sát tại khóa học Thiếu niên siêu đẳng cũng như nghiên cứu tâm lý lứa tuổi teen. Các em ở độ tuổi này thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn với cha mẹ mình. Đặc biệt hơn là khi các em lại không được thể hiện những tình cảm, tâm trạng ra với cha mẹ.

Cho nên, “Thiếu niên siêu đẳng sẽ giúp các em vượt qua mọi nỗi sợ hãi, được một lần giải tỏa năng lượng, khám phá chính bản thân mình.

Quan trọng hơn hết là các em được gắn kết lại tình yêu thương với cha mẹ mình, để các em có thể thoải mái tâm sự, chia sẻ những nỗi buồn, khó khăn của mình với những người thân yêu nhất. Các em sẽ không còn cảm giác uất ức, khó chịu và bị dồn nén những cảm xúc tiêu cực nữa khi luôn có cha mẹ quan tâm, san sẻ bên cạnh.