9 điều dạy con mà không cần đòn roi !

Nuôi con luôn luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn của người làm cha làm mẹ như chúng ta. Vậy cách dạy con nghe lời mà không cần đánh là gì? Có mẹ cho rằng: Đánh con là tội ác hay bố mẹ không nên đánh con. Chúng ta nên dạy con bằng những lời lẽ có lí để trẻ hiểu ra vấn đề mà không chịu ấm ức sau những trận đòn roi của bố mẹ.

nuoi-day-con

Có mẹ đã phân vân hỏi: Nói nhiều lần mà con chưa nghe lời, các mẹ làm thế nào?

Hay làm sao để con biết lắng nghe mẹ nói?

Những trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh sẽ hay phiền muộn và trở nên ngang bướng khó bảo hơn. Cha mẹ không nên xử lý phạt con những lúc nóng giận. Vậy Có nên đánh con không? Dưới đây là một số lý do bạn nên cân nhắc trước khi đánh con:

– Đánh con chỉ là cách dạy con chất dứt hành vi xấu trong giấy lát. Không dạy trẻ hiểu ra vấn đề mình sai ở đâu? Như thế nào?

– Trẻ con sẽ nhớ trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt.

– Đánh đòn khiến trẻ trở nên xa cách bố mẹ hơn.

– Đòn roi sẽ giúp trẻ hiểu ra rằng. Để giải quyết vấn đề thì cần bạo lực để giải quyết.

Vậy làm thế nào để không nổi cáu, quát và đánh con? Làm thế nào để con nghe lời? Dưới đây là một số chia sẻ của các mẹ để đối phó cơn nóng giận với con.

_ Bình tĩnh. Mọi điều bạn làm lúc này là hãy nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu. Đừng hành động gì lúc này. Vì những hành động trong lúc mất bình tĩnh chắc chắn sẽ khiến bạn phải hối tiếc.

_ Dứt khoát. Bạn muốn bé làm việc gì đó thay vì việc đánh bé bạn hãy đến bên bé và nói một cách dứt khoát. Mẹ muốn con… và bảo bé làm ngay thay vì quát mắng và đánh bé.

_ Cho bé sự lựa chọn: Nếu bé tiếp tục nghịch đĩa thức ăn trên bàn ăn thì bé sẽ không được ngồi đây ăn mà phải ra chỗ khác để ăn.

_ Tránh xung đột: khi trẻ làm một việc gì sai, trẻ không biết ăn lăn hối lỗi. không những thế con còn cãi lại cha mẹ một cách hỗn xược. Lúc này cha mẹ chỉ muốn đánh cho trẻ một trận. Nhưng bạn đừng làm thế, bạn hãy nói với con mẹ sang phòng bên cho đến khi nào con biết lỗi và nói chuyện với mẹ một cách lịch sự hơn. Có mẹ chia sẻ: “Hãy trò chuyện với con khi cả con và mẹ đều đã bình tĩnh trở lại. Và mẹ phải kiên trì cho đến khi con nhận ra lỗi của mình”.

_ Lắng nghe con : khi con giải thích cho hành động phạm lỗi của mình. Lúc này bố mẹ sẽ hiểu rõ nguyên nhân vì sao con lại làm như vậy và cha mẹ sẽ biết mình phải làm gì lúc này.

_ Biết nhận lỗi với con nếu bố mẹ làm sai. Như vậy bố mẹ cũng sẽ dạy con được bài học biết xin lỗi ai đó khi làm sai điều gì.

_ Hãy cho trẻ một thời gian nhất định để trẻ thực hiện yêu cầu của chúng ta. Như vậy sẽ khiến trẻ dễ vâng lời và chịu hợp tác hơn.

_ Làm ngơ những yêu cầu được coi là không chính đáng của trẻ. Như vậy khiến chúng ta không bực mình, cáu gắt với trẻ.

_ Biết chia sẻ công việc gia đình với thành viên khác. Với tần suất công việc hiện nay của những ông bố bà mẹ nơi công sở khiến chúng ta căng thẳng mệt mỏi. Lại thêm công việc gia đình, dạy bảo con cái… Hơn ai hết chúng ta hiểu việc chia sẻ với tất cả thành viên trong gia đình rất quan trọng. Không nên ôm đồm nhiều công việc một lúc, khiến chúng ta có nhiều áp lực. Áp lực đó lại bị dồn nén lên con trẻ.

_ Mắng Con Còn Tệ Hơn Đánh Đòn? Có những bà mẹ không dùng bạo lực với con nhưng lại bạo hành con bằng hình thức khác như mắng chửi ,đay nghiến, chì chiết con… những việc làm như vậy sẽ nguy hại hơn gấp nhiều lần.

Tóm lại, những người làm cha làm mẹ như chúng ta luôn luôn mong muốn dạy được những đứa con biết nghe lời, dễ bảo. Nhưng trên thực tế thì việc đó lại không dễ một chút nào. Cha mẹ hãy dạy con bằng chính sự gần gũi, yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mình để con sẽ hiểu được những điều đúng, điều sai. Giúp con trở thành một người con ngoan biết nghe lời.