5 Mẹo giúp cha mẹ xử lý thông minh khi con hay cãi lại

Khi con cái dần lớn lên, rất nhiều các bậc cha mẹ phát hiện, đứa con đáng yêu ngày nào của mình đã thay đổi, giờ đây nó là một đứa trẻ tính tình ương bướng, đôi khi cha mẹ muốn nổi điên vì con ngày càng hay cãi lời, mẹ nói một thì con đáp lại gấp mười. Thực sự cha mẹ không hiểu, tại sao càng lớn lên con lại thay đổi như vậy.

Kỳ thực, nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của các con, khi não bộ của con dần dần hoàn thiện con sẽ ý thức độc lập về cái tôi, đối với nhiều sự việc con có cái nhìn khác hơn so với cha mẹ, có cái nhìn của riêng mình. Do đó nhiều lúc con muốn biểu đạt những suy nghĩ của mình, bằng những lý luận riêng và việc cãi lại bố mẹ sẽ là điều khó tránh khỏi.

Đây là một hiện tượng bình thường xuất hiện trong quá trình trưởng thành của mọi đứa trẻ.

Khi cha mẹ phát hiện con hay cãi lại, thì cũng không nên vội vàng phủ nhận những lý lẽ của con, càng không được sử dụng bạo lực, phải lắng nghe sau đó dẫn dắt, tránh việc làm tổn thương tâm lý cho con.

Dưới đây là 5 mẹo giúp cha mẹ có thể xử lý một cách thông minh khi con trẻ hay cãi lại:

1. Giữ bình tĩnh

Khi thấy con cãi lại kịch liệt, điều đầu tiên cha mẹ cần phải chú ý là phải cẩn thận với chính phản ứng của mình, bởi hành động của cha mẹ có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Quá xuề xòa, con sẽ lại tiếp tục có những hành vi đáng lo ngại. Quá nghiêm khắc, con sẽ cảm thấy không được thể hiện chính mình, và có thể khiến cánh cửa giao tiếp giữa mẹ con bị đóng lại. Nếu chúng ta hét lên trước mặt các con “Sao con dám? Mẹ là mẹ của con cơ mà?” thì tình hình chỉ càng thêm tệ mà thôi.

                                                                                             Ảnh minh họa

 

 

Trước tiên, hãy kiểm soát cảm xúc của chính mình, phải bình tĩnh thì mới có thể nói chuyện được tốt. Kỳ thực trước khi chúng ta chuẩn bị “giáo huấn” thì trẻ cũng đã cảm nhận được rồi. Lúc ấy, trẻ sẽ có cảm giác lo lắng, căng thẳng, bạn  phải cố gắng hết sức thể hiện ra sự ôn  hòa. Còn nếu chúng ta cứ quát to, hét to, uy hiếp trẻ, hay nói những câu như: “Hư! Tại sao lại dám cãi lại người lớn thế hả?” thì sẽ chỉ càng làm cho sự tình thêm hỏng mà thôi.

Biện pháp tốt nhất chính là nhẫn nhịn không nói, hít sâu, sau đó cân nhắc những gì cần nói để hóa giải được tình cảnh khó xử hiện tại. Nếu như con cãi lại bạn ở trước mặt đông người thì đừng ngay lập tức răn dạy con, mà hãy nói: “Vấn đề này chúng ta nên dừng lại ở đây. Về nhà chúng ta sẽ nói chuyện sau!”. Đó mới chính là cách dạy con thông minh.

2. Nhận định nguyên nhân của vấn đề

Cha mẹ cần biết chính xác nguyên nhân vì sao con lại cãi lại cha mẹ. Tranh luận, cãi lại, kỳ thực thường thường cũng chưa hẳn là điều mà đứa trẻ biểu đạt ra một cách chân thật từ nội tâm. Có thể trẻ ở lớp đã có va chạm với bạn học, nên trong lòng buồn rầu mà về nhà trút lên cha mẹ. Điều này chỉ là vì, đối với cảm nhận của con cái thì cha mẹ luôn là nơi an toàn nhất để trút bỏ. Cũng có lúc, trẻ vì áp lực học quá lớn mà sinh ra việc này.

Khi hiện tượng này xảy ra, cha mẹ trước tiên nên phải bình tĩnh, hỏi xem con có vấn đề ở đâu bằng những câu như: “Hôm nay ở trường có phải con đã gặp chuyện gì không vui phải không?” hay “Theo con thì mẹ đã nói gì sai sao?”…

Một khi cha mẹ đã biết được nguyên nhân của việc trẻ kịch liệt cãi lại cha mẹ thì vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết.

                                                                                              Ảnh minh họa

3. Làm gương cho con

Việc người lớn chúng ta làm gương cho con để định hình các hành vi của các con là hết sức quan trọng. Bọn trẻ học được từ những gì chúng nhìn thấy, đặc biệt là ở nhà. Nếu đứa trẻ 5 tuổi nhà bạn nghe lỏm được bạn đang nói về mẹ chồng một cách hằn học với chồng, thì bé sẽ học được rằng, sẽ chẳng có gì sai khi cư xử với người khác, kể cả với cha mẹ chúng, theo cách đó. Vậy nên, hãy cư xử, nói năng với tất cả mọi người một cách tôn trọng, kể cả khi con bạn không ở đó.

4. Có biện pháp trừng phạt khéo léo

Việc trừng phạt trẻ chân chính không phải là để trẻ kinh hãi, xa lánh cha mẹ mà là để trẻ hiểu và cha mẹ là nghiêm túc. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết lời nói nào, hành vi nào là không đúng. Ngoài ra còn phải cho trẻ biết rằng, nếu làm những điều không đúng, nói những lời không tốt thì sẽ bị trừng phạt.

Sau đó, cha mẹ có thể đưa ra một số cách trừng phạt tương ứng từ nhẹ đến nặng. Đương nhiên, khi trẻ phạm vào tội nghiêm trọng thì phải trừng phạt thực sự, chỉ có như vậy trẻ mới hiểu được lời cha mẹ nói là thật và sẽ chú ý hơn đến ngôn hành cử chỉ của mình.

5. Cổ vũ, khen ngợi đúng lúc

Khen ngợi trẻ sẽ khiến trẻ thấy rằng mình đã có thay đổi tốt trong mắt của cha mẹ. Khi trẻ tôn kính người khác, cha mẹ nhất định phải không được quên khen ngợi trẻ.

Có thể nói: “Con trả lời mẹ vừa ngoan ngoãn lại không la hét to như thế khiến mẹ rất vui. Con làm việc ấy thật sự rất tốt!” hay “Cách trả lời của con rất tốt, mẹ rất vui!” 

Một lời khen ngợi đúng lúc của cha mẹ sẽ khiến tinh thần trẻ phấn khởi, vui sướng. Đồng thời cũng khiến trẻ hiểu ra rằng, cha mẹ không chỉ có nhìn vào điểm xấu của mình mà nhìn cả vào điểm tốt của mình, sự thay đổi của mình đều được cha mẹ theo dõi để ý đến.

Kỳ thực, đối với mỗi hành vi, lời nói mà cha mẹ dành cho con thì chúng đều ghi nhớ hết, hơn nữa còn học hỏi theo. Cho nên, cha mẹ phải cố gắng tu dưỡng bản thân, trở thành một tấm gương tốt cho con cái noi theo, dù có nhiều cách đi nữa thì đây mới chính là cách hữu hiệu nhất! Hy vọng cha mẹ có thể có được những thành công khi áp dụng 5 bước này!