5 lý do không nên cố học giỏi bằng mọi giá

Bất kỳ ai cũng mong muốn mình là con ngoan trò giỏi, khiến cha mẹ và gia đình tự hào, khiến bạn bè nhìn mình bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng liệu bạn có biết rằng, đôi khi, bạn không nên cố gắng học giỏi bằng mọi giá?

5 lý do không nên cố học giỏi bằng mọi giá

♦ Muốn học giỏi ở Việt Nam, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian 

Dù muốn dù không, một ngày chúng ta cũng chỉ có 24 giờ. Nhưng để được điểm cao trong nền giáo dục Việt Nam, bạn cần phải học đủ thứ, từ học ở lớp, tự học ở nhà, học thêm, học phụ đạo, học gia sư, …

Do đó, thời gian dành cho các hoạt động giải trí và rèn luyện thân thể như chơi thể thao bị cắt giảm tối đa. Điều này khiến chúng ta mất thăng bằng về mặt tâm lý và sức khỏe yếu, dẫn tới những hệ lụy dài hạn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý sau này.

5 lý do không nên cố học giỏi bằng mọi giá

Lịch học kín tuần với các em

♦ Học những kiến thức thiếu thực tiễn

Nếu bạn không phải kỹ sư, thì ngay sau khi rời ghế nhà trường, bạn sẽ quên sạch những gì bạn phải nhồi nhét vào đầu về tích phân, đạo hàm, hàm số, …

Thêm vào đó, hiện tại có rất nhiều phần mềm giúp bạn tính toán mọi thứ, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là có sẵn công thức ở trước mặt và nhập dữ liệu, kết quả sẽ được tính toán tự động cho bạn. Liệu bạn có muốn viết tay một văn bản dài hàng trăm trang trong khi bên cạnh bạn có một chiếc laptop?

5 lý do không nên cố học giỏi bằng mọi giá

Học sinh chỉ có lý thuyết trên lớp thiếu thực tiễn

Giữa một công cụ đã lạc hậu và một công cụ tiên tiến, bạn sẽ lựa chọn công cụ nào để giải quyết vấn đề của mình? Chả phải mục đích cuối cùng của việc học là để giải quyết một vấn đề nào đó nhanh hơn, hiệu quả hơn hay rẻ hơn đó sao?

♦ Muốn học giỏi ở Việt Nam, bạn có thể sẽ trở thành “gà công nghiệp”

Cha mẹ và thầy cô có thể đặt nhiều kỳ vọng vào bạn. Bạn có thể là con ngoan trò giỏi trong mắt họ, người trang hoàng ngôi nhà của mình và bảng thành tích của nhà trường bằng những tấm bằng khen. Nhưng việc duy nhất bạn biết là học.

Bạn có thể không biết nấu cơm, không biết quét nhà, không biết biểu lộ cảm xúc của mình, không biết cách ứng xử, không có thời gian đi du lịch để mở mang đầu óc và khám phá những miền đất mới, làm bạn với những con người mới.

Đến một ngày nào đó, nếu bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến lễ tốt nghiệp và phải lăn vào trường đời thì hãy cẩn thận, có thể bạn đã được cha mẹ và thầy cô “đào tạo” trở thành” một chú “gà công nghiệp” đích thực.

5 lý do không nên cố học giỏi bằng mọi giá
  Học sinh chỉ biết có việc học

♦ Muốn học giỏi ở Việt Nam, tư duy của bạn ít nhiều phải bị đóng khung theo suy nghĩ của thầy cô 

Điển hình của hình thực trạng này là môn ngữ văn. Nếu bạn viết sai ý của giáo viên thì cho dù bạn viết có tốt đến đâu, có thuyết phục đến đâu thì 90% là điểm của bạn sẽ thấp hơn kỳ vọng.

Tấm lúc nào cũng phải tốt, Cám lúc nào cũng phải xấu. Ngay cả khi bạn viết nghị luận xã hội hay những bài viết “nêu cảm nghĩ”, vốn là những bài văn được kỳ vọng cho phép bạn thỏa sức múa bút tung hoành, giáo viên cũng sẽ báo trước cho bạn biết họ mong đợi những gì trong bài làm của bạn. Bản thân tôi cũng từng là nạn nhân của thực trạng này.

Khi còn học ở Việt Nam, năm nào tôi cũng phải cố gắng hết sức để môn ngữ văn đạt 6,5 và tôi có danh hiệu học sinh giỏi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy tự tin vào kỹ năng viết lách của mình và cũng chưa từng nghĩ rằng mình có thể viết.

5 lý do không nên cố học giỏi bằng mọi giá

Nhận thức và suy nghĩ theo khung được đóng sẵn của thầy cô

Nhưng sau khi dành học bổng ra nước ngoài du học, được trải nghiệm những nền giáo dục tự do và tôn trọng những ý tưởng dù là “điên rồ” nhất, khả năng viết lách và trình bày ý tưởng của tôi đã được cải thiện đáng kể.

Những khuôn mẫu và chuẩn mực mà giáo viên áp đặt lên các em học sinh sẽ chỉ góp phần tạo ra những thế hệ rô-bốt không có chính kiến và không biết cách suy nghĩ độc lập.

♦ Muốn học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “giỏi đều” các môn 

Bạn sẽ phải đầu tư thời gian vào tất cả các môn học để trở thành một học sinh hoàn hảo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chia thời gian trong ngày cho rất nhiều môn học khác nhau và bạn sẽ có rất ít thời gian dành cho những môn học sở trường của mình.

Liệu có cầu thủ bóng đá nào đạt đến đẳng cấp thế giới ở tất cả các vị trí thủ môn, hậu vê, tiền vệ và tiền đạo? Liệu có vận động viên bơi lội nào có thể vô địch thế giới ở mọi cự ly và mọi kiểu bơi?

Liệu có bất kỳ cá nhân nào có thể một mình quản lý mọi bộ phận trong công ty như hành chính nhân sự, marketing, phát triển sản phẩm, tài chính kế toàn cùng một lúc? Vậy thì tại sao chúng ta lại gò ép các em học dàn trải như vậy.

Điều này sẽ chỉ tạo ra những “sản phẩm giáo dục” ở mức trung bình, những người mà có vẻ biết tất cả mọi thứ nhưng thật ra không chuyên sâu vào bất kỳ một lĩnh vực nào cả.

5-ly-khong-nen-co-hoc-gioi-bang-moi-gia4

Trao đổi để cùng học chăm chỉ tất cả các môn

Tôi từng đọc được một câu nói rất hay Albert Einstein: Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả cuộc nghĩ rằng nó là đồ bỏ đi”. Tôi tin rằng mục đích của bất kỳ nền giáo dục nào là khám phá ra những khả năng tiềm ẩn, những năng lực tự nhiên của mỗi cá nhân, nhằm tạo điều kiện cho họ, hỗ trợ họ, giúp đỡ họ phát huy năng lực của mình.

Mỗi cá nhân như một bông hoa, với những màu sắc, hình dáng, kích cỡ khác nhau. Bạn không thể nào gò ép hoa đào phải giống hoa mai, hoa hướng dương phải giống hoa loa kèn, nhưng nếu bạn tạo điều kiện để mọi loại hoa đều có thể phát triển tốt nhất có thể, thì cuối cùng bạn sẽ một khu vườn tuyệt đẹp.

VietFuture cũng đang cố gắng đưa đến những giá trị, những kỹ năng sống và phương pháp học tập tốt nhất để giúp các em có thể định hình con đường mình đi? Mình cần gì và nên làm gì?