Giáo dục con cái chưa bao giờ là “cuộc chiến” đơn giản với cha mẹ. Chúng ta vừa cần phải có kiến thức lại cần đến cả nghệ thuật để có thể khéo léo điều chỉnh hành vi tâm lý hay giúp trẻ phát triển được tốt hơn.
♣ 4 Mẹo hay trong giáo dục hành vi cho trẻ mà bạn nên biết
→ Làm gương cho con
Con trẻ luôn học hỏi từ chính cha mẹ của mình. Vì thế điều quan trọng đầu tiên mà Viet Future nghĩ là các bậc phụ huynh nên là tấm gương cho con học tập. Bởi, tất cả các hành vi hàng ngày của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến sự học hỏi của con.
Dạy con bằng cách làm gương cho trẻ (Ảnh minh họa)
Bạn là người bừa bộn, vứt đồ đạc thường xuyên nên con bạn cũng sẽ học được những thói xấu này từ chính bạn. Nó giống như một tấm gương phản chiếu lại mọi việc.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nếu bạn biết nói cảm ơn, xin lỗi với con cái và những mọi người xung quanh thì trẻ sẽ học được hành vi ứng xử tuyệt vời đó từ chính tấm gương ngay cạnh mình là cha mẹ. Bài học giáo dục sẽ được ghi nhớ sâu sắc hơn từ chính thực tế của cha mẹ.
→ Giữ lời hứa với trẻ
Cha mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ con không biết gì, “chỉ nói cho con vui” xong rồi để đấy không thực hiện. Hoặc đôi khi trẻ có thể vô tình nghe thấy bạn hứa với một ai đó nhưng không thực hiện. Ngay lập tức điều đó sẽ ghi nhớ vào đầu con trẻ.
Khi hứa với trẻ thì cha mẹ cần phải thực hiện (Ảnh minh họa)
Đương nhiên trong những lúc tương tự như vậy chúng sẽ nhớ lại bài học về cách không giữ lời hứa của cha mẹ mình và áp dụng chúng.
Giữ lời với mọi người chính là chịu trách nhiệm với những gì mà mình nói ra là bài học, hành vi đạo đức mà cha mẹ cần phải giáo dục cho con.
→ Ngang bằng khi nói chuyện với trẻ
Trước đây, Viet Future cũng đã từng chia sẻ về cách dạy con của Hoàng tử Anh trong đó có việc ngồi ngang bằng với con khi nói chuyện với chúng.
Hành vi này của cha mẹ đang dạy con về sự tôn trọng, quan tâm. Khi chúng ta ngồi ngang hàng với trẻ có thể dễ dàng nhận thấy mọi biểu hiện, thay đổi của con cũng như giáo dục con dễ hơn.
Ngang bằng khi nói chuyện với trẻ (Ảnh minh họa)
→ Không nhượng bộ
Trong nhiều tình huống trẻ rất hay mè nheo, bướng bỉnh cha mẹ không bảo được. Tuy nhiên cha mẹ càng dỗ dành thì trẻ lại càng được nước khóc to hơn. Vì thế, hãy dứt khoát không nên nhượng bộ với những tật xấu của trẻ.
Hành vi này nếu không dứt khóat chấm dứt thì lần sau, sau nữa khi trẻ muốn có được cái gì theo ý của mình, trẻ sẽ lại tiếp tục vòi vĩnh, khóc lóc để có được.
Nhìn chung, có rất nhiều hành vi mà cha mẹ có thể giáo dục, uốn nắn cho con ngay từ nhỏ. Những hành vi này chính là cách mà cha mẹ dạy con về kỹ năng sống, thái độ sống cũng như nền tảng cho sự phát triển cá nhân sau này.