Tại sao phải có phương pháp học tập cho con

Tại sao phải có phương pháp học tập cho con? Chán nản trong việc học tập là điều rất dễ nhận thấy đối với học sinh hiện nay, chúng không có động lực học tập, và học hầu như chỉ để đối phó với cha mẹ hay bị thúc ép phải học. Vậy đâu là lý do khiến Con chán nản trong việc học tập ?

Con thấy việc học là không cần thiết:

Trẻ luôn có suy nghĩ rằng tại sao phải có phương pháp học tập? Việc cha mẹ thường làm là yêu cầu con phải học nhưng lại không hề cho con biết những phương pháp học tập hiệu quả, không có gì hơn cả, không tạo động lực, không tạo niềm sự thích thu việc học cho con. Trong mắt trẻ khi đó, học là một điều phiền phức và điều duy nhất khiến chúng học mỗi ngày là bởi vì bị cha mẹ thúc ép.

Thời gian việc học chiếm quá nhiều thời gian

Không ai có thể làm việc liên tục trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi hay được thư giãn. Giống như trẻ con không thể cứ học liên tục liên tục mà không được nghỉ ngơi hay vui chơi.Học quá nhiều lúc đến trường và khi về nhà, những ngày nghỉ cũng phải học thêm, thậm chí khi nghỉ hè cũng phải học thêm để bổ sung kiến thức trước khi vào năm học mới. Chính vì vậy, 1 trong những phương pháp học tập hiệu quả đó là biết lập thời gian biểu để dung hòa giữa việc chơi và học, tạo cho con cảm giác không bị nhàm chán khi làm lặp đi lặp lại hành động.

Tính tình của con

Nhiều đứa có tính cách chậm chạp từ khi sinh ra, khiến cho sau này chúng có tâm lý ỷ lại và lười nhác không chịu học tập, một phần cũng có thể do bố mẹ cũng thương con không muốn ép con vào quy củ trong nhiều việc khiến chúng chểnh mảng trong nhiều việc. Đối với những đứa trẻ quá hiếu động cũng vậy, chúng ham chơi không hề tập trung trong việc học hành, cha mẹ thì quá dễ dãi khiến việc định hướng hay chỉnh sửa thói quen ngày càng trở nên khó khăn

Môi trường của con:

Những phương pháp học tập hiệu quả không hẳn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định về lối tư duy học tập của con mà bên cạnh đó, môi trường học tập của con cũng hết sức quan trọng. Cha ông ta từng có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, trẻ thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi nhau to tiếng, trên trường lớp thì bị thầy cô giáo mắng mỏ thúc ép, bên ngoài thì quán game quán điện tử đầy rẫy,…. Tất cả những điều trên dễ dẫn đến tâm lý chán học, chẳng thiết làm việc gì, ham chơi, đua đòi,….

Cha mẹ nên chú ý đến tâm lý của con “Con có hứng thú học tập không ? Có gì thay đổi khi đến trường không ? Chúng có bị dụ dỗ gì không?….” Dẫu biết là đôi lúc cha mẹ rất bận không có thời gian cho con trẻ nhưng đây cũng là cách để cha mẹ có thể gần gũi và thấu hiểu con hơn. Từ đó, đưa ra những định hướng tốt nhất để giúp con hoàn thiện bản thân.