Làm thế nào để trẻ tự tin hơn ?

Rất nhiều trẻ hiện nay nhút nhát, tự ti với bản thân mình, không dám thể hiện bản thân vì ngại giao tiếp, đặc biệt là những nơi đông người hay trong môi trường tập thể. Muốn giúp trẻ tự tin hơn thì cha mẹ cũng phải đồng hành và giúp đỡ trẻ qua những phương pháp thích hợp.

  1. Trò chuyện cùng con

Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình mỗi ngày, trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có tiếng nói riêng. Khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành với con hàng ngày thì con mình sẽ tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.

hoan-thien-ky-nang-giao-tiep

  1. Dạy trẻ cách tự lập

Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì, mặc quần áo gì còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp.

  1. Cho trẻ chơi với các bạn khác

Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác thoải mái, không cảm thấy sợ sệt, nhút nhát. Khi chơi cùng các bạn, trẻ sẽ có thể nói ra những suy nghĩ, ý kiến của mình mà không sợ bị sai hay bị la mắng. Lâu dần trẻ sẽ học được cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình.

hoan-thien-ky-nang-giao-tiep

  1. Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện

Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình. Khi trẻ giảng được thể hiện bản thân thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa. Đó cũng là một cách trực tiếp nhất để trẻ có thể hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. 

  1. Chia sẻ những “thất bại” của trẻ

Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông, nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng, chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Bạn nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua, khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa. Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.