Con cái chúng ta không phải những con ngựa!!!

Dịp hè vừa rồi, một người bạn đưa con gái đến nhà tôi chơi. Con bé rất tự hào nói: “Cô ơi, kì thi vừa rồi con được 9 điểm văn, 10 điểm toán, đứng thứ 3 lớp đấy ạ!” Tôi khen cô bé học giỏi, ai ngờ bạn tôi lại hơi cau mày nói: “Có tài giỏi gì đâu, bạn đứng đầu còn được hai điểm 10 kia kìa, khi nào con được bằng bạn ấy thì hãy khoe.” Con bé nghe xong cúi đầu nói: “Mẹ! Lúc nào mẹ cũng vậy, chẳng bao giờ khen con một câu cả.”

>> Có nên cho con tham gia học kỳ quân đội

>> Cách giúp con về đích năm học mới 

 VietFuture tin rằng tình huống này không phải hiếm thấy. Tuy các bà mẹ cảm thấy rất tự hào, nhưng do khiêm tốn nên thường nói ra những lời khiến con cảm thấy bị tổn thương.

Mẹ cảm thấy mình cư xử như vậy là bình thường nhưng với con, chúng sẽ cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, thành quả mình cố gắng lắm mới đạt được lại không được công nhận, hành động này của mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập của con.

Thành tích học tập cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú học tập. Động viên khuyến khích con học tập một cách chủ động quan trọng hơn nhiều so với việc chúng đạt được mức thành tích nào đó. Cha mẹ nên bồi dưỡng cho con thói quen học tập chứ không nên dùng thành tích và thứ hạng để ép buộc chúng.

Cha mẹ quá coi trọng chuyện thành tích và thứ hạng sẽ khiến con lạc bước trên con đường học tập. Trẻ sẽ không thích học, hình thành tâm lý đố kị và cạnh tranh không lành mạnh.

Con của một người bạn tôi học rất giỏi, thành tích học tập luôn đứng gần như đầu lớp, nhưng chưa bao giờ được mẹ khen, ngược lại chỉ nghe thấy: “Con làm vẫn chưa tốt, con vẫn chưa đứng đầu lớp, thành tích con đạt được chẳng thấm vào đâu”.

Đứa con nghe vậy, cố gắng học tập, cuối cùng đã đứng đầu lớp, thi đỗ đại học. Sau khi vào đại học, thành tích học tập giảm sút rõ rệt, thậm chí có những lúc con bé bị trầm cảm, nguyên nhân là do trong trường đại học đó, mọi sinh viên đều rất ưu tú, thành tích học tập của con còn chưa có gì nổi bật, ánh hào quang ngày trước tan biến , con bé không thể chấp nhận được sự khác biệt giữa thành tích và thực tế.

Bạn tôi tâm sự: “Tôi rất hối hận vì ban đầu đã bắt con phải cố gắng đứng thứ nhất, đáng nhẽ tôi nên sớm hiểu rằng, có nhiều thứ còn quan trọng thành tích.”

Bà mẹ trên chỉ chú trọng thành tích mà không chú ý tới sự tâm lý của trẻ. Nhìn bề ngoài, hành vi này có vẻ như là động viên trẻ học tập, thực ra là để thỏa mãn tham vọng của người lớn.

Cha mẹ không nên suốt ngày chỉ nhắc tới thành tích, không nên thường xuyên phê bình mà nên khuyến khích, bồi dưỡng hứng thú học tập cho con.

Mẹ cần giúp con gái học thêm kiến thức, không nên chỉ đơn thuần theo đuổi thành tích, như vậy con mới chăm chỉ và say mê học tập. Mọi đứa trẻ đều muốn nếm trải cảm giác thành công, thành công ở đây không phải là đạt điểm cao, đứng đầu lớp  mà là niềm vui khi nhờ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân có thể tự giải quyết vấn đề.

thanh-tich

Thành tích chỉ là công cụ để kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức, vì vậy mẹ hãy giúp con hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự mình khắc phục khó khăn.

Cũng nên giải thích cho con tại sao thành tích lại chưa được hoàn hảo, con đã mắc lỗi gì, do không cẩn thận hay không nắm vững kiến thức…

Nếu con chưa thực hiện được, cần nhắc nhở con cẩn thận hơn, nếu do chưa nắm vững kiến thức thì cần giúp con ôn tập và làm rõ phần kiến thức chưa hiểu. Với cách làm khoa học này, thành tích học tập của con chắc chắn được cải thiện.

Cha mẹ không nên nghĩ rằng nếu không đưa ra yêu cầu, trẻ sẽ không cố gắng học tập. Thực ra, không ai muốn thua kém  người khác, trẻ cũng vậy, cũng thích được khuyến khích, cổ vũ, muốn sự cố gắng của mình được người khác khẳng định.

Vì vậy, cho dù bố mẹ không nói chúng cũng tự  mình có ý thức cố gắng học tập để đạt được thành tích cao nhất có thể.

Cha mẹ không yêu cầu, ngược lại sẽ khiến con hiểu học tập không phải vì thành tích hay xếp hạng mà là để nắm bắt kiến thức, như vậy, con sẽ tự nhiên không quá để tâm đến thứ hạng.

Học tập trong môi trường không có áp lực, thành tích chắc chắn sẽ được nâng cao.